Thù lao trả cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định liên ngành có được tính vào chi phí thẩm định dự án PPP không?
- Đối tượng được bổ nhiệm Chủ tịch , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành gồm những đối tượng nào?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có những quyền hạn và trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có những quyền hạn và trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Thù lao trả cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định liên ngành có được tính vào chi phí thẩm định dự án PPP không?
Đối tượng được bổ nhiệm Chủ tịch , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành như sau:
Thành lập, tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành
1. Hội đồng thẩm định liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cho từng dự án theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan về dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng thẩm định liên ngành bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được giao thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thẩm định.
Theo đó, đối tượng được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối tượng được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
Thù lao trả cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định liên ngành có được tính vào chi phí thẩm định dự án PPP không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có những quyền hạn và trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp cơ sở
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án PPP sau khi Hội đồng thẩm định có ý kiến, biểu quyết nhất trí; quyết định triệu tập các phiên họp Hội đồng thẩm định; chủ trì các phiên họp; phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
2. Quyết định thành lập tổ chuyên gia thẩm định, tổ giúp việc khác của Hội đồng căn cứ yêu cầu công việc đối với từng dự án.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng.
4. Quyết định việc lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án PPP theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có một số quyền hạn và trách nhiệm như em xét phê duyệt kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án PPP sau khi Hội đồng thẩm định có ý kiến, biểu quyết nhất trí; quyết định triệu tập các phiên họp Hội đồng thẩm định;...và một số quyền hạn, trách nhiệm khác theo quy định nêu trên.
Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có những quyền hạn và trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 35/2021/NĐ-CP thì Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành có một số quyền hạn và trách nhiệm như sau:
(1) Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng; theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công; báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện công tác thẩm định của Hội đồng.
(2) Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng.
Thù lao trả cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định liên ngành có được tính vào chi phí thẩm định dự án PPP không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về chi phí thẩm định dự án PPP như sau:
Chi phí thẩm tra và thẩm định
1. Chi phí thẩm tra:
a) Định mức chi phí thẩm tra áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định thì chi phí này được xác định trên cơ sở lập dự toán chi phí;
b) Định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được tính bằng định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí thẩm định:
a) Chi phí thẩm định bao gồm thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và các tổ giúp việc khác của Hội đồng thẩm định (nếu có); chi phí tổ chức các cuộc họp, văn phòng phẩm, khảo sát thực địa (nếu có), chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng; không bao gồm chi phí thẩm tra quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chi phí thẩm định được tính bằng 20% định mức hoặc dự toán chi phí thẩm tra;
c) Chi phí thẩm định được khoán chi cho các thành viên tham gia thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định, các tổ giúp việc khác của Hội đồng thẩm định (nếu có) và các chi phí khác để bảo đảm công tác thẩm định.
3. Chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và được đơn vị chuẩn bị dự án PPP thanh toán theo quy định của hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra và đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
Theo quy định thì chi phí thẩm định dự án PPP sẽ bao gồm các chi phí sau:
- Thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và các tổ giúp việc khác của Hội đồng thẩm định (nếu có);
- Chi phí tổ chức các cuộc họp, văn phòng phẩm, khảo sát thực địa (nếu có), chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng.
Như vậy, thù lao trả cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định liên ngành sẽ được tính vào chi phí thẩm định dự án PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?