Thủ kho vật chứng trong thi hành án dân sự có trách nhiệm như thế nào? Nội quy kho vật chứng trong thi hành án dân sự có nội dung như thế nào?
Thủ kho vật chứng trong thi hành án dân sự có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của thủ kho vật chứng trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm của thủ kho vật chứng như sau:
Thủ kho vật chứng
…
2. Thủ kho vật chứng có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc xuất, nhập kho và bảo quản vật chứng tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Lập giấy đề nghị nhập kho, xuất kho; lệnh nhập kho, xuất kho; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ khi cơ quan có thẩm quyền chuyển giao hoặc cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền xem xét, quyết định việc nhập kho, xuất kho;
c) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán kiểm tra các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người giao, gồm các thông tin: chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, tài sản tạm giữ cần nhập kho; lý do, thời gian nhập kho; họ và tên, chức vụ của người giao; chữ ký của Thủ trưởng và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ việc; giấy tờ tùy thân của người giao vật chứng, tài sản tạm giữ;
d) Tiếp nhận, xác định tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài sản tạm giữ, tình trạng niêm phong (nếu có) khi tiếp nhận và nhập kho vật chứng theo quy định. Việc kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ phải đối chiếu với biên bản thu giữ ban đầu;
đ) Xuất kho vật chứng, tài sản tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật bảo đảm đúng danh sách do Chấp hành viên lập và lệnh xuất kho của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền;
e) Thực hiện việc dán nhãn vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi rõ tên của vụ việc; cơ quan, đơn vị, cá nhân chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ; sắp xếp, bố trí vị trí bảo quản riêng biệt, tránh nhầm lẫn;
g) Lập thẻ kho đối với từng vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi chép, cập nhật đầy đủ tình hình vào sổ kho theo dõi vật chứng, tài sản tạm giữ;
h) Báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng cơ quan khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
i) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán thực hiện việc kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; kiểm tra bảo đảm sự an toàn, chắc chắn của các kệ, giá, trang thiết bị dùng để cất giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ, tránh trường hợp gãy, đổ, mất an toàn.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy Thủ kho vật chứng có một số trách nhiệm như sau:
- Thực hiện việc xuất, nhập kho và bảo quản vật chứng tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Lập giấy đề nghị nhập kho, xuất kho; lệnh nhập kho, xuất kho; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ khi cơ quan có thẩm quyền chuyển giao hoặc cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng.
- Tiếp nhận, xác định tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài sản tạm giữ, tình trạng niêm phong (nếu có) khi tiếp nhận và nhập kho vật chứng theo quy định.
- Xuất kho vật chứng, tài sản tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật, ...
Kho vật chứng trong thi hành án dân sự phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BTP, Kho vật chứng phải bảo đảm yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quản vật chứng tài sản, tạm giữ; bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường và các yêu cầu khác trong việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
- Trường hợp chưa có kho vật chứng hoặc số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ quá lớn mà kho không thể đáp ứng được, cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê kho để bảo quản.
Kho thuê phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, an ninh, an toàn quy định tại khoản 1 Điều này; việc bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tại kho thuê thực hiện tương tự như tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Thủ kho vật chứng và Bảo vệ kho vật chứng. Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì Bảo vệ cơ quan có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng.
Nội quy kho vật chứng trong thi hành án dân sự có nội dung như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BTP, nội quy kho vật chứng phải có các nội dung sau:
- Quy định về thời gian, đối tượng ra, vào kho vật chứng;
- Quy định về bảo đảm an ninh, an toàn vật chứng, tài sản tạm giữ;
- Quy định về phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;
- Quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?