Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT, cụ thể như sau:
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
...
Viện dẫn tới quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT, quy định cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
...
Nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
TT | Tên bệnh | Yếu tố có hại | Lâm sàng | Cận lâm sàng |
... | ... | ... | ... | ... |
18. | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp | Bức xạ ion hóa | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. | - Máu: Huyết đồ - Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần) |
19. | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn | Tiếng ồn | Chuyên khoa Tai mũi họng | - Đo thính lực đơn âm. - Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần). |
... | ... | .... | ... | .... |
Theo quy định tại Thông tư 28 TT BYT thì nội dung khám Chụp X quang xương chũm đối với tên bệnh là Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. Yếu tố có hại là tiếng ồn.
Như vậy những công việc có liên quan tiếp xúc đến tiếng ồn theo quy định pháp luật thì sẽ có nội dung khám là Chụp X quang xương chũm.
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì? (Hình từ Internet)
Quy định về hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 28 TT BYT là gì?
Quy định về hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 28 TT BYT được quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
- Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
- Thành phần Hội đồng hội chẩn:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thành phần sau:
+ 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
+ 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;
+ 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;
+ 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;
+ Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.
- Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định.
Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 28 TT BYT được quy định như thế nào?
Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 28 TT BYT được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
- Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;
- Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này.
Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
- Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
- Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
- Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT (đã hết hiệu lực bị thay thế bởi Thông tư 32/2023/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
- Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?