Thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh X.P.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại là gì?

Thông tin về tiền gửi của khách hàng được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP là thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây:

Thông tin liên quan đến giao dịch gửi tiền của khách hàng, số dư các loại tiền gửi theo quy định của pháp luật của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.

Ngoài ra, Thông tin định danh khách hàng là thông tin như sau:

- Đối với khách hàng cá nhân:

+ Họ và tên, mẫu chữ ký, chữ ký điện tử, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp,

+ Địa chỉ nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại, địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài đối với người nước ngoài,

+ Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (thông tin về thị thực đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài) của khách hàng hoặc của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) và các thông tin có liên quan khác;

- Đối với khách hàng là tổ chức:

+ Tên giao dịch đầy đủ, tên viết tắt, giấy phép hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương;

+ Địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử và thông tin quy định tại điểm a khoản này của người đại diện hợp pháp và các thông tin có liên quan khác.

Thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?

Thông tin tiền gửi tại ngân hàng thương mại

Thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:

3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
đ) Quốc tịch;
e) Hình ảnh của cá nhân;
g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
h) Tình trạng hôn nhân;
i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì Thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại thuộc về thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng và được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định.

Quy định nội bộ về cung cấp thông tin khách hàng có bắt buộc phải có quy trình tiếp nhận thông tin về tiền gửi hay không?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng như sau:

Quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng
...
2. Quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khách hàng; quy trình, thủ tục lưu trữ, bảo vệ bí mật thông tin khách hàng;
b) Việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;
c) Phân cấp thẩm quyền, quyền hạn, nghĩa vụ của các đơn vị, cá nhân trong việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng.

Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì thông tin về tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại thuộc về thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng.

Như vậy, quy định nội bộ về cung cấp thông tin khách hàng bắt buộc phải có quy trình tiếp nhận thông tin về tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu kê khai lịch sử quan hệ tín dụng khi nhận chuyển nhượng ngân hàng dành cho thành viên góp vốn mới là mẫu nào?
Pháp luật
Quyết định 381/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định nào về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại?
Pháp luật
Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực từ khi nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp không phải ngân hàng có được mua phần vốn góp tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không?
Pháp luật
Giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần có được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do chính ngân hàng thương mại đó phát hành hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp? Tài liệu nào xác định ngân hàng thương mại là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được tự mình kinh doanh bảo hiểm không theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Pháp luật
Khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật thì ngân hàng thương mại có quyền thu hồi nợ trước hạn hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được cho vay khi nhu cầu vay vốn của khách hàng là để mua vàng miếng hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được tự mình thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo quy định mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
586 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào