Thông tin về người khuyết tật được thu thập theo quy định Công ước về quyền của người khuyết tật được sử dụng để làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Thông tin về người khuyết tật được thu thập theo quy định Công ước về quyền của người khuyết tật được sử dụng để làm gì? Người khuyết tật tham gia giám sát các cơ quan đầu mối thực hiện các vấn đề liên quan đến Công ước này trong những giai đoạn nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Tiền đến từ Đà Nẵng.

Thông tin về người khuyết tật được thu thập theo quy định Công ước về quyền của người khuyết tật được sử dụng để làm gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Thống kê và thu thập dữ liệu
1. Quốc gia thành viên cam kết thu thập các thông tin cần thiết, trong đó có dữ liệu thống kê và nghiên cứu, để thuận lợi trong việc xây dựng và thi hành các chính sách nhằm thực hiện Công ước này. Quy trình thu thập và cất giữ thông tin phải:
a. Tuân thủ các hạn chế theo luật định, trong đó có luật về bảo vệ dữ liệu, để bảo đảm tính bí mật và tôn trọng đời sống riêng tư của người khuyết tật;
b. Tuân thủ các quy định được quốc tế thừa nhận về bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người và các nguyên tắc đạo đức về thu thập và sử dụng số liệu thống kê.
2. Thông tin thu được theo điều này phải được tách lọc nếu cần và dùng để phục vụ đánh giá thi hành nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo Công ước này, cũng như để phát hiện và giải quyết những trở ngại mà người khuyết tật phải đối mặt khi thực hiện các quyền của mình.
3. Quốc gia thành viên nhận trách nhiệm phổ biến các số liệu thống kê này và bảo đảm rằng người khuyết tật và những người khác có thể tiếp cận các số liệu đó.

Theo đó, thông tin về người khuyết tật được thu thập theo quy định Công ước về quyền của người khuyết tật được sử dụng để phục vụ đánh giá thi hành nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo Công ước này, cũng như để phát hiện và giải quyết những trở ngại mà người khuyết tật phải đối mặt khi thực hiện các quyền của mình.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Người khuyết tật tham gia giám sát các cơ quan đầu mối thực hiện các vấn đề liên quan đến Công ước này trong những giai đoạn nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Thi hành và giám sát ở cấp quốc gia
1. Phù hợp với hệ thống tổ chức của mình, quốc gia thành viên chỉ định một hoặc một số đầu mối thuộc chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước này, và nghiêm túc cân nhắc thành lập hoặc chỉ định một cơ chế điều phối thuộc chính phủ để tạo thuận lợi cho các hành động liên quan với nhau trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau.
2. Phù hợp với hệ thống pháp lý và quản lý của mình, quốc gia thành viên duy trì, củng cố và chỉ định hoặc thành lập ở quốc gia thành viên một khuôn khổ, trong đó có một hoặc một số cơ chế độc lập nếu thích hợp, để thúc đẩy, bảo vệ và giám sát việc thi hành Công ước này. Trong khi chỉ định hoặc thành lập cơ chế như vậy, các quốc gia thành viên phải cân nhắc các nguyên tắc về địa vị và chức năng của các thể chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
3. Nhân dân, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của họ phải được hỏi ý kiến và tham gia đầy đủ vào quá trình giám sát.

Như vậy, nhân dân, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của họ phải được hỏi ý kiến và tham gia đầy đủ vào quá trình giám sát.

Ủy ban về quyền của người khuyết tật được thành lập theo Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Ủy ban về quyền của người khuyết tật
1. Sẽ thành lập Ủy ban về quyền của người khuyết tật (từ đây gọi là “Ủy ban”), Ủy ban này sẽ thực hiện các chức năng được quy định trong Công ước này.
2. Khi Công ước này có hiệu lực, Ủy ban gồm có 12 chuyên gia. Sau khi có thêm 60 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước, Ủy ban sẽ tăng thêm 6 thành viên, đạt số thành viên tối đa là 18 người.
3. Các thành viên của Ủy ban phục vụ với tư cách cá nhân và có uy tín đạo đức cao, có năng lực và kinh nghiệm đã được thừa nhận trong lĩnh vực do Công ước này điều chỉnh. Khi giới thiệu ứng cử viên của mình, quốc gia thành viên nên nghiêm túc cân nhắc quy định tại điều ...

Như vậy, Ủy ban về quyền của người khuyết tật được thành lập theo Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ gồm có 12 chuyên gia khi Công ước này có hiệu lực.

Sau khi có thêm 60 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước, Ủy ban sẽ tăng thêm 6 thành viên, đạt số thành viên tối đa là 18 người.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm học môn thể dục theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
617 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào