Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng không?
- Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng không?
- Loại văn bản nào sẽ được đăng nguyên văn trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
- Trường hợp nào Ban Biên tập có quyền quyết định việc không đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng không?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Biên tập, phê duyệt thông tin
1. Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng, trong trường hợp cần thiết phải được xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nội dung bởi đơn vị, cá nhân cung cấp hoặc đơn vị quản lý lĩnh vực chuyên môn.
Ban Biên tập chịu trách nhiệm biên tập thông tin và phê duyệt thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển. Các trường hợp cần phê duyệt thông tin trước khi đăng tải do Ban Biên tập xác định để thống nhất thực hiện.
2. Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực pháp điển sẽ được đăng nguyên văn.
Theo quy định nêu trên thì thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng.
Trong trường hợp cần thiết phải được xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nội dung bởi đơn vị, cá nhân cung cấp hoặc đơn vị quản lý lĩnh vực chuyên môn.
Ban Biên tập chịu trách nhiệm biên tập thông tin và phê duyệt thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển. Các trường hợp cần phê duyệt thông tin trước khi đăng tải do Ban Biên tập xác định để thống nhất thực hiện.
Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển phải được đánh giá chất lượng không? (Hình từ internet)
Loại văn bản nào sẽ được đăng nguyên văn trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Biên tập, phê duyệt thông tin
...
2. Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực pháp điển sẽ được đăng nguyên văn.
Theo quy định nêu trên thì các loại văn bản sau đây sẽ được đăng nguyên văn trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, bao gồm:
- Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực pháp điển.
Trường hợp nào Ban Biên tập có quyền quyết định việc không đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
Theo khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định về thời gian cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
Cung cấp thông tin
...
3. Thời gian cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển:
a) Đối với tin tức, sự kiện: không quá 24 giờ đối với tin trong nước, không quá 36 giờ đối với tin nước ngoài kể từ khi diễn ra hoạt động, sự kiện;
b) Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành: không quá 02 ngày làm việc kể từ khi ban hành;
c) Đối với thông tin về công trình nghiên cứu, đề tài khoa học: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi công trình, đề tài được phê duyệt và sau khi công trình, đề tài được nghiệm thu;
d) Đối với thông tin, báo cáo, thống kê: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thông tin thống kê được người, cấp có thẩm quyền quyết định công bố;
đ) Trường hợp Ban Biên tập nhận được thông tin quá thời hạn theo quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này thì Ban Biên tập có quyền xem xét, quyết định việc không đăng tải thông tin đó trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Theo quy định nêu trên thì thời gian cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
- Đối với tin tức, sự kiện: không quá 24 giờ đối với tin trong nước, không quá 36 giờ đối với tin nước ngoài kể từ khi diễn ra hoạt động, sự kiện;
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành: không quá 02 ngày làm việc kể từ khi ban hành;
- Đối với thông tin về công trình nghiên cứu, đề tài khoa học: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi công trình, đề tài được phê duyệt và sau khi công trình, đề tài được nghiệm thu;
- Đối với thông tin, báo cáo, thống kê: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thông tin thống kê được người, cấp có thẩm quyền quyết định công bố;
Như vậy, Ban Biên tập có quyền xem xét, quyết định việc không đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển nếu Ban Biên tập nhận được thông tin quá thời hạn theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?