Thông tin nào được cung cấp theo yêu cầu? Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng những hình thức nào? Cung cấp thông tin theo yêu cầu ở đâu?
Công dân được yêu cầu cung cấp những thông tin nào?
Cung cấp thông tin theo yêu cầu
Theo Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016, thông tin được cung cấp theo yêu cầu quy định như sau:
(1) Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
- Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai
- Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật
- Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được
(2) Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này
(3) Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này
(4) Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Người dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng những hình thức nào?
Theo Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016, người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin
- Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có)
- Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu
- Hình thức cung cấp thông tin
- Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin
Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
Chính phủ quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu được quy định như thế nào?
Về hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu, tại Điều 25 Luật Tiếp cận thông tin 2016 có quy định như sau:
- Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
+ Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax
- Cơ quan nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin?
Tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, cụ thể:
(1) Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu
- Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung
- Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
(2) Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin
- Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán
- Thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
(3) Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
- Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
+ Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này
+ Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này
+ Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp
+ Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng
+ Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan
+ Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax
- Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?