Thông tin lập tài khoản để cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những gì?
- Thông tin lập tài khoản để cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những gì?
- Trước khi đưa thức ăn thủy sản lưu thông trên thị trường, cơ sở sản xuất phải gửi thông tin gì về thức ăn thủy sản qua tài khoản được lập?
- Để quản lý và truy xuất nguồn gốc thức ăn thủy sản, mã số tiếp nhận cho cơ sở sản xuất thể hiện trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm do ai cấp?
Thông tin lập tài khoản để cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Lập tài khoản đăng nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản và cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lập tài khoản để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, thông tin lập tài khoản gồm:
a) Tên đăng nhập là mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế;
b) Thông tin kê khai khi lập tài khoản gồm: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, điều kiện sản xuất, loại hình doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản lập tài khoản để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, thông tin lập tài khoản gồm:
- Tên đăng nhập là mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế;
- Thông tin kê khai khi lập tài khoản gồm: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, điều kiện sản xuất, loại hình doanh nghiệp.
Thông tin thức ăn thủy sản (Hình từ Internet)
Trước khi đưa thức ăn thủy sản lưu thông trên thị trường, cơ sở sản xuất phải gửi thông tin gì về thức ăn thủy sản qua tài khoản được lập?
Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định trước khi đưa sản phẩm là thức ăn thủy sản lưu thông trên thị trường, cơ sở sản xuất phải gửi thông tin về thức ăn thủy sản theo quy định tại Điều 13 Thông tư này qua tài khoản được lập, cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước, gồm: Thông tin về địa điểm và điều kiện sản xuất; thông tin tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; thông tin công bố hợp quy; nhãn của sản phẩm (bản sao chụp màu); kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm.
2. Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, gồm: Thông tin về cơ sở sản xuất, địa điểm và điều kiện sản xuất; thông tin tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; thông tin công bố hợp quy; nhãn của sản phẩm (bản sao chụp màu nhãn gốc và nhãn bằng tiếng Việt); Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) còn hiệu lực (không áp dụng đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản); kết quả kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
...
Như vậy, trước khi đưa sản phẩm là thức ăn thủy sản lưu thông trên thị trường, cơ sở sản xuất phải gửi các thông tin sau về thức ăn thủy sản qua tài khoản được lập:
- Thông tin về địa điểm và điều kiện sản xuất;
- Thông tin tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, bị thay thế bởi khoản 5 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT;
- Thông tin công bố hợp quy;
- Nhãn của sản phẩm (bản sao chụp màu);
- Kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm.
Để quản lý và truy xuất nguồn gốc thức ăn thủy sản, mã số tiếp nhận cho cơ sở sản xuất thể hiện trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm do ai cấp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
...
3. Sau khi nhận đầy đủ thông tin theo khoản 1 và khoản 2 Điều này, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản tự động cấp mã số tiếp nhận cho cơ sở để thể hiện trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm hoặc trên tài liệu kèm theo sản phẩm để phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mã số tiếp nhận gồm 2 phần: AA- BBBBBB, trong đó:
a) AA: Mã số để phân loại thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: 01 là mã thức ăn thủy sản; 02 là mã sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; 03 là mã sản phẩm sử dụng cả 02 mục đích làm thức ăn thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) BBBBBB: Số thứ tự sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được cấp theo thứ tự từ 000001 đến 999999.
Theo quy định trên, sau khi nhận đầy đủ thông tin thức ăn thủy sản sản xuất trong nước, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản tự động cấp mã số tiếp nhận cho cơ sở để thể hiện trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm hoặc trên tài liệu kèm theo sản phẩm để phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc.
Mã số tiếp nhận gồm 2 phần: AA- BBBBBB, trong đó:
- AA: Mã số để phân loại thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
+ 01 là mã thức ăn thủy sản;
+ 02 là mã sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ 03 là mã sản phẩm sử dụng cả 02 mục đích làm thức ăn thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- BBBBBB: Số thứ tự sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được cấp theo thứ tự từ 000001 đến 999999.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?