Thông tấn xã Việt Nam có bao nhiêu đơn vị thông tin và chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Thông tấn xã Việt Nam có phải là cơ quan công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự hay không?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm, các dự án, đề án quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Đăng, phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn thông tin phổ biến và thông tin báo cáo, tham khảo bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
3. Công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; phản bác, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
4. Thu thập, biên soạn, xuất bản, in, phát hành các xuất bản phẩm và các sản phẩm thuộc các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác ở trong và ngoài nước.
5. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài; người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin; quản lý tư liệu ảnh quốc gia và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu này phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Như vậy, Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự.
Đồng thời, chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; phản bác, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
Thông tấn xã Việt Nam có phải là nơi công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự hay không? (Hình từ Internet)
Thông tấn xã Việt Nam có bao nhiêu đơn vị thông tin?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 87/2022/NĐ-CP thì các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 24 Điều 3 Nghị định 87/2022/NĐ-CP là các đơn vị thông tin; cụ thể như sau:
- Ban biên tập tin Trong nước.
- Ban biên tập tin Thế giới.
- Ban biên tập tin Đối ngoại.
- Ban biên tập Ảnh.
- Ban biên tập tin Kinh tế.
- Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.
- Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
- Báo Tin tức.
- Báo Thể thao và Văn hóa.
- Báo điện tử VietnamPlus.
- Báo Việt Nam News.
- Báo Le Courrier du Vietnam.
- Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.
- Báo ảnh Việt Nam.
- Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.
- Nhà xuất bản Thông tấn.
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thông tấn xã Việt Nam có 20 đơn vị thông tin.
Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP thì Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Ngoài ra, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN;
Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?