Thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Dựa vào số vụ tai nạn giao thông trong 1 năm để xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ để báo về cơ quan nào?
- Trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm mấy bước?
Thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý
1. Tổ chức quản lý đường bộ phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.
Theo đó, tổ chức quản lý đường bộ phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm đen
Hồ sơ điểm đen bao gồm:
1. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
2. Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
3. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Như vậy, hồ sơ điểm đen bao gồm:
- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
- Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
- Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Dựa vào số vụ tai nạn giao thông trong 1 năm để xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ để báo về cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý
...
2. Căn cứ vào số vụ va chạm, số vụ tai nạn giao thông trong một năm (12 tháng), mức độ nghiêm trọng về số người chết, số người bị thương, giá trị tài sản hư hỏng, đối chiếu với tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này để sắp xếp sơ bộ thứ tự ưu tiên xử lý, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với các hệ thống đường địa phương; nhà đầu tư đối với đường đang khai thác theo hợp đồng BOT; cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng).
Như vậy, căn cứ vào số vụ va chạm, số vụ tai nạn giao thông trong một năm (12 tháng), mức độ nghiêm trọng về số người chết, số người bị thương, giá trị tài sản hư hỏng, đối chiếu với tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Tiêu chí xác định điểm đen
Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;
2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
Theo đó, để sắp xếp sơ bộ thứ tự ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với các hệ thống đường địa phương; nhà đầu tư đối với đường đang khai thác theo hợp đồng BOT; cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng).
Trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm mấy bước?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự xử lý
1. Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:
a) Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;
b) Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;
c) Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;
d) Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;
đ) Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;
e) Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;
g) Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;
h) Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.
2. Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này.
Theo đó, trình tự xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm 8 bước như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?