Thống kê hình sự liên ngành gồm những nội dung nào? Số liệu thống kê hình sự liên ngành được thu thập từ những nguồn nào?
Thống kê hình sự liên ngành gồm những nội dung nào?
Theo Điều 1 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định thì Thống kê hình sự liên ngành được hiểu bao gồm: Thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra; truy tố; xét xử các vụ án hình sự; thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự do hai hoặc nhiều cơ quan cùng thu thập, đối chiếu và báo cáo.
Cơ quan ở đây bao gồm Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về nội dung thống kê hình sự liên ngành như sau:
Nội dung, danh mục chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu, giải thích biểu mẫu thống kê hình sự liên ngành
1. Nội dung thống kê hình sự liên ngành bao gồm:
a) Thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Thống kê khởi tố, điều tra các vụ án hình sự;
c) Thống kê truy tố các vụ án hình sự;
d) Thống kê xét xử các vụ án hình sự;
đ) Thống kê thi hành tạm giữ, tạm giam;
e) Thống kê thi hành án hình sự.
2. Danh mục chỉ tiêu thống kê hình sự liên ngành được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê hình sự liên ngành.
3. Biểu mẫu, giải thích biểu mẫu thống kê hình sự liên ngành do Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương quy định.
Theo quy định trên, nội dung thống kê hình sự liên ngành bao gồm:
- Thống kê tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Thống kê khởi tố, điều tra các vụ án hình sự;
- Thống kê truy tố các vụ án hình sự;
- Thống kê xét xử các vụ án hình sự;
- Thống kê thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Thống kê thi hành án hình sự.
Thống kê hình sự liên ngành (Hình từ Internet)
Số liệu thống kê hình sự liên ngành được thu thập từ những nguồn nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về nguồn tài liệu phục vụ thống kê hình sự liên ngành như sau:
Nguồn tài liệu phục vụ thống kê hình sự liên ngành
Số liệu thống kê hình sự liên ngành được thu thập từ hồ sơ, sổ nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Như vậy, số liệu thống kê hình sự liên ngành được thu thập từ hồ sơ, sổ nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Khi tiến hành thống kê hình sự liên ngành cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê hình sự liên ngành và sử dụng dữ liệu thông tin thống kê hình sự liên ngành
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thống kê.
2. Thống nhất biểu mẫu, giải thích biểu mẫu, thời hạn và kỳ thống kê.
3. Thống nhất sử dụng số liệu thống kê hình sự liên ngành trong các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Theo đó, nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê hình sự liên ngành và sử dụng dữ liệu thông tin thống kê hình sự liên ngành như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thống kê 2015, cụ thể:
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê
1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
b) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
c) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Có tính so sánh.
2. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm:
a) Các nguyên tắc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm;
c) Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và thông tin thống kê gồm:
a) Trích dẫn nguồn dữ liệu, thông tin thống kê khi sử dụng;
b) Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố;
c) Bảo mật dữ liệu, thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất biểu mẫu, giải thích biểu mẫu, thời hạn và kỳ thống kê.
- Thống nhất sử dụng số liệu thống kê hình sự liên ngành trong các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?