Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì?

Cho tôi hỏi: Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì? Câu hỏi của anh Hùng đến từ An Giang.

Xử lý dữ liệu cá nhân là gì?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa xử lý dữ liệu cá nhân như sau:

Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.

Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì?

Xử lý dữ liệu cá nhân là gì? Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân
1. Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
2. Nội dung thông báo cho chủ thể dữ liệu về xử lý dữ liệu cá nhân:
a) Mục đích xử lý;
b) Loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Cách thức xử lý;
d) Thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra;
e) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.
3. Việc thông báo cho chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cần thực hiện quy định lại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung sau đây:

- Thứ nhất, mục đích xử lý.

- Thứ hai, loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

- Thứ ba, cách thức xử lý.

- Thứ tư, thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

- Tiếp theo, hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra.

- Cuối cùng, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân gồm những tài liệu gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân
1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;
b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhân viên bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
d) Các loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
đ) Tổ chức, cá nhân nhận dữ liệu cá nhân, bao gồm tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam;
e) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
g) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);
h) Mô tả về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
i) Đánh giá mức độ hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;
d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);
đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.
5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.
6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân gồm những tài liệu sau đây:

- Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

- Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

- Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

- Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có).

- Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

- Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng.

- Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

Dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mống mắt là gì? Mống mắt là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Thông tin liên quan đến nguồn gốc dân tộc là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Pháp luật
Số điện thoại của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định?
Pháp luật
Dữ liệu cá nhân có được mua bán hay không? Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân dành cho cá nhân mới nhất là mẫu nào? Việc yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của một cá nhân có cần phải xin phép hay không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân dành cho doanh nghiệp là mẫu nào? Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì? Những thông tin nào được xem là dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Giọng nói của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chủ thể dữ liệu cá nhân có quyền truy cập để xem và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình hay không?
Pháp luật
Thông tin về tài khoản số của cá nhân là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu cá nhân
8,158 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: