Vay tiền không có tài sản đảm bảo được không? Vay không có tài sản bảo đảm có đòi được không?

Vay không có tài sản đảm bảo được không? Vay không có tài sản bảo đảm có đòi được không? - Câu hỏi của Minh Trí - Đồng Tháp

Vay không có tài sản bảo đảm là gì?

Vay không có tài sản bảo đảm được hiểu là một khoản nợ mà không có tài sản bảo đảm bằng tài sản hiện vật. Như vậy, một khoản nợ mà không có bất kỳ tài sản thực đảm bảo gọi là nợ không bảo đảm.

Nói cách khác, một khoản nợ không được bảo đảm bởi bất kì tài sản thực nào được gọi là nợ không có bảo đảm.

Vay tiền không có tài sản đảm bảo được không? Vay không có tài sản bảo đảm có đòi được không? (Hình từ Internet)

Có được vay tiền mà không cần tài sản đảm bảo không?

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay như sau:

Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật không bắt buộc khi vay tài sản phải có tài sản bảo đảm kèm theo nên khi không có tài sản đảm bảo vẫn được vay tiền.

Một nơi điển hình cho việc vay tài sản là các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng. Ngân hàng là nơi luân chuyển nguồn vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động sinh lời nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Khi thực hiện một hoạt động tín dụng cụ thể như vay tiền, ngân hàng luôn phải phân tích các yếu tố của người vay sao cho an toàn nhất, hạn chế thấp nhất các rủi ro.

Điều kiện để ngân hàng chấp nhận cho người vay vay tiền mà không có tài sản bảo đảm thường được phân tích rủi ro thông qua quy tắc 6C trong hoạt động tín dụng được chia làm 2 nhóm: nhóm điều kiện cần và nhóm điều kiện đủ.

- Nhóm điều kiện cần: là khách hàng cũng như phương án vay đã được ngân hàng cho vay thẩm định và đánh giá là đáp ứng các điều kiện về: tư cách người vay (Character); năng lực người vay (Capacity); thu nhập người vay (Cash Flow); điều kiện môi trường (Conditions)

- Nhóm điều kiện đủ: tài sản đảm bảo tín dụng (Collateral) và sự kiểm soát đối với người vay (Control).

Theo đó, quy tắc 6C được hiểu như sau:

- Character (tư cách của bên vay) là tư cách người đi vay, ý thức, trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Quy tắc này xác nhận mục đích vay cũng như dự án khả thi, hợp pháp sẽ có tư cách vay vốn.

- Capacity (Năng lực người đi vay) xác nhận mức độ uy tín của người đi vay cũng như năng lực hành vi dân sự của khách hàng hoặc người bảo lãnh; những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn.

- Cash Flow (Thu nhập của người vay) có thể hiểu là dòng tiền được tạo ra để trả nợ khoản vay thông qua doanh thu bán hàng, thu nhập từ phát hành chứng khoán,...Quy tắc này sẽ xác định khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của khách hàng.

- Conditions (Điều kiện môi trường) là cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thông qua kết quả hoạt động, tình hình kinh doanh của bên vay với các đối thủ cạnh tranh, mức độ nhạy cảm đối với chu kỳ kinh doanh và thay đổi về công nghệ.

- Collatareal (Tài sản bảo đảm) là điều kiện để bên vay xem xét cho vay và là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho các khoản vay. Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với người cho vay trong trường hợp người vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Control (Kiểm soát) là những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,quy chế hoạt động đến khả năng người đi vay thanh toán khoản vay.

Trong quy tắc 6C thì quy tắc về tài sản đảm bảo thường là yếu tố kém quan trọng nhất vì có nhiều trường hợp vay tài sản dựa vào uy tín, người thân quen hoặc có sự đảm bảo uy tín từ người thứ ba hoặc cơ quan nhà nước...

Vay mà không có tài sản bảo đảm có đòi nợ được không?

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ vào quy định trên thì bên vay đã vay tài sản thì phải trả nợ khi đến hạn, trường hợp đến hạn mà không thanh toán thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Tài sản bảo đảm Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản bảo đảm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không?
Pháp luật
Vật đồng bộ là gì? Bên nhận bảo đảm có được xử lý đồng thời toàn bộ các phần của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ không?
Pháp luật
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm không?
Pháp luật
Có được dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
Pháp luật
Dùng phần vốn góp vào doanh nghiệp làm tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được không? Có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải thực hiện thẩm định giá khởi điểm trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bên bảo đảm có thể yêu cầu xóa đăng ký trong trường hợp tài sản bảo đảm không còn do góp vốn vào doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Bên bảo đảm phải mô tả tài sản bảo đảm là ô tô trên Phiếu yêu cầu đăng ký như nào khi thực hiện đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký?
Pháp luật
Bổ sung thêm tài sản bảo đảm nằm trong các trường hợp đăng ký thay đổi thì sử dụng biểu mẫu nào?
Pháp luật
Đối với tài sản bảo đảm là dự án đầu tư thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản khi chủ dự án phá sản hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản bảo đảm
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
18,717 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản bảo đảm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào