Thực thi nhiệm vụ biên phòng cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
- Biên phòng là gì? Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng là gì?
- Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
Biên phòng là gì? Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2022 định nghĩa biên phòng như sau:
Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
Thực thi nhiệm vụ biên phòng cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:
- Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ.
- Công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
- Cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định như sau:
Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng
1. Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:
a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;
c) Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;
d) Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.
2. Nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật;
c) Chủ động, linh hoạt, bí mật, kịp thời, hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;
d) Trên cùng một địa bàn, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý ban đầu, chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.
3. Nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:
a) Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng;
b) Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;
c) Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới;
d) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách;
đ) Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;
g) Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Như vậy theo quy định trên phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:
- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;
- Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?