Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không?

Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không? Tôi có thắc mắc mong được giải đáp về phán quyết trọng tài. Tôi có tranh chấp với bên đối tác của tôi và cả 2 đã được Hội đồng trọng tài giải quyết các tranh chấp trên. Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra các phán quyết trọng tài như vậy và yêu cầu chúng tôi thi hành phán quyết trọng tài thì tôi thấy phán quyết trọng tài ấy gây nên sự bất lợi cho phía tôi. Vậy tôi muốn hỏi rằng tôi có được yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.

Phán quyết trọng tài là gì?

Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về khái niệm phán quyết trọng tài cụ thể như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ
...
10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không?

Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết trọng tài thì các bên hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nêu như phán quyết ấy các bên cảm thấy gây bất lợi cho mình. Căn cứ pháp lý cho vấn đề trên được quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định cụ thể như sau:

Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Căn cứ để hủy phán quyết trọng tài

Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định về căn cứ hủy phán quyết trọng tài cụ thể như sau:

1. Phán quyết trọng tài quy định tại khoản 10 Điều 3 và Điều 68 Luật Trọng tài thương mại bao gồm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại và phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 61 Luật Trọng tài thương mại.

2. Tòa án hủy phán quyết trọng tài quy định tại Điều 58 và Điều 61 Luật Trọng tài thương mại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) “Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu” là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại các điều 2, 3 và 4 Nghị quyết này.

b) “Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định Luật Trọng tài thương mại” là trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật Trọng tài thương mại về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại.

Ví dụ 1: Trường hợp một bên không được thông báo về đơn khởi kiện quy định tại Điều 32 Luật Trọng tài thương mại kịp thời và hợp pháp theo quy tắc tố tụng trọng tài, Luật TTTM dẫn tới việc không đảm bảo được quyền được thành lập Hội đồng trọng tài là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại.

Ví dụ 2: Các bên thỏa thuận tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên và áp dụng luật nội dung của Việt Nam để giải quyết vụ tranh chấp nhưng thực tế việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội đồng Trọng tài gồm một Trọng tài viên duy nhất, pháp luật áp dụng là pháp luật nội dung của Singapore mặc dù một bên có phản đối nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp nhận thì đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại.

c) “Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài” là trường hợp Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại; hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra Trọng tài giải quyết.

Về nguyên tắc, Tòa án chỉ hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài mà không hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết không bị huỷ.

Trường hợp không thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài đó.

d) “Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài”

Tòa án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết. Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật Trọng tài thương mại, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo.

đ) “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.

Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài.

Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.

Ví dụ 1: Các bên đã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại và Điều 4 của Bộ luật dân sự... Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này vì trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và Bộ luật dân sự… quy định.

Ví dụ 2: Một bên tranh chấp cung cấp chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài được lập có sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc “trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư” quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không đồng ý với phán quyết trọng tài mà Hội đồng trọng tài đề ra, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là một số thông tin chúng tôi gửi tới bạn về căn cứ để hủy phán quyết trọng tài. Trân trọng!

Phán quyết trọng tài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành phần Hội đồng Trọng tài thương mại trái với quy định pháp luật thì phán quyết trọng tài có bị hủy hay không?
Pháp luật
Phán quyết trọng tài bị hủy trong trường hợp thỏa thuận trọng tài của các bên bị vô hiệu hay không?
Pháp luật
Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài thì phán quyết này có hiệu lực không?
Pháp luật
Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh phán quyết thuộc trường hợp bị hủy đúng không?
Pháp luật
Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nào thì Tòa án sẽ có trách nhiệm xác minh thu thập chứng cứ?
Pháp luật
Nếu chứng minh được Trọng tài viên nhận hối lộ thì có được hủy phán quyết không? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài?
Pháp luật
Sau khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không?
Pháp luật
Phán quyết trọng tài đối với vụ án tranh chấp có quyết định của Tòa án tuyên hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên có bị hủy không?
Pháp luật
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc tại đâu? Hồ sơ đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc có làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phán quyết trọng tài
4,486 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phán quyết trọng tài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào