Quyết định 1388/QĐ-TCT quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế có nội dung ra sao?

Quyết định 1388/QĐ-TCT quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế có nội dung ra sao? Câu hỏi của bạn T.T ở Hà Nội.

Tổng cục Thuế quy định về quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế?

Theo Cổng TTĐT Tổng cục Thuế, nhằm mục đích tạo cơ sở giúp cơ quan thuế đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế, có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 tải về việc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

Theo đó, nội dung Quyết định thực hiện việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT để phân tích, đánh giá, xếp hạng NNT là doanh nghiệp, tổ chức có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.

Việc quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT sẽ thực hiện áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Đồng thời kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT là căn cứ để:

Một là, quyết định kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của NNT được xếp hạng rủi ro cao.

Hai là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo mức độ xếp hạng rủi ro của NNT.

Ngoài ra, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT còn giúp chuẩn hóa nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất trong công tác lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

Bên cạnh đó, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cũng góp phần đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

>> Xem thêm: Chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT

Tổng cục Thuế quy định về quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế?

Tổng cục Thuế quy định về quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế? (Hình từ Internet)

Hồ sơ hoàn thuế được phân loại như thế nào?

Căn cứ tại Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ hoàn thuế được phân loại bao gồm hai loại là hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

Trong đó:

(1) Căn cứ khoản 1 Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được áp dụng trong trường hợp sau:

- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu. Các trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp hoàn theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:

++ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ dự án đầu tư;

++ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

++ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án ODA viện trợ không hoàn lại;

++ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.

+ Hoàn thuế lần đầu theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Hoàn thuế lần đầu đối với từng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;

Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế.

Hoặc hành vi trốn thuế quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế quy định tại Điều 142, Điều 143 Luật Quản lý thuế thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế theo đúng thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.

- Hồ sơ hoàn thuế khi giao và chuyển giao (đối với doanh nghiệp nhà nước), giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán đối với tổ chức, doanh nghiệp;

Trường hợp người nộp thuế theo quy định tại điểm này thuộc diện kiểm tra quyết toán thuế để chấm dứt hoạt động, đã xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì cơ quan thuế giải quyết hoàn trả trên cơ sở kết quả kiểm tra, không phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;

- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;

- Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

(2) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được áp dụng trong trường hợp sau: Là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Cơ quan nào có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế?

Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định như sau:

Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
1. Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa;
b) Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.

Theo đó, cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định sau:

- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa;

- Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.

Hoàn thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư theo quy định mới nhất? Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm những gì?
Pháp luật
Người nộp thuế có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì lập hồ sơ khai thuế thế nào?
Pháp luật
25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT theo Công văn 1873/TCT-TTKT thế nào?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị hoàn thuế gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể là mẫu nào? Tải về mẫu đơn ở đâu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng cho cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới là mẫu nào?
Pháp luật
TCT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT? Cơ quan thuế phân tích kỹ rủi ro trong hoàn thuế GTGT như thế nào?
Pháp luật
Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm mấy nhóm?
Pháp luật
Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
Pháp luật
Quyết định 1388/QĐ-TCT quản lý rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế có nội dung ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoàn thuế giá trị gia tăng
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
8,002 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoàn thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào