Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?

Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao? chị H.T - Hải Phòng

Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?

Ngày 08/11/2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

Tại Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên như sau:

* Thời giờ làm việc tiêu chuẩn

Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 1 năm của người lao động làm việc không thường xuyên được tính như sau:

Trong đó:

SGLVN: số giờ làm việc chuẩn trong năm

SNN: Số ngày trong năm

SNHN: Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động

Trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng trong năm, số ngày trong năm (SNN) và số ngày nghỉ hàng năm (SNHN) được tính tỷ lệ theo thời gian làm việc từ thời điểm người lao động bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động trong năm đấy.

Ví dụ 1: Anh A làm việc cho Công ty Dầu khí X liên tục từ năm 2007 đến 2023.

Số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm tương ứng với 16 năm làm việc là 3 ngày.

Số ngày nghỉ hàng năm của anh A trong năm 2023 theo quy định của Bộ luật lao động là: SNHN = 12 + 3 = 15 ngày

Tổng số ngày trong năm 2023: SNN = 365 ngày

Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2023 của anh A sẽ là:

Ví dụ 2: Anh B làm việc cho Công ty Dầu khí Y từ ngày 01/4/2023.

Số ngày nghỉ hàng năm của anh B tại công ty Dầu khí Y trong năm 2023 theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ là:

Tổng số ngày còn lại trong năm 2023 là: SNN = 275 ngày

Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2023 của anh B sẽ là:

*Đối với người lao động làm việc không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:

- Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.

- Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.

Người sử dụng lao động thỏa thuận bằng văn bản hoặc thống nhất với người lao động về ca làm việc và phiên làm việc trước khi cử người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển.

Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ bù theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BCT hoặc thực hiện công việc trên đất liền theo quy định pháp luật về lao động.

Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm của người lao động làm việc không thường xuyên không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT.

Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?

Quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao? (Hình từ Internet)

Quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như sau:

- Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.

- Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày; số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm.

- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

- Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sắp xếp cho người lao động nghỉ bù tương ứng thời gian làm thêm vào thời gian nghỉ giữa phiên làm việc.

Trường hợp không thể sắp xếp cho người lao động nghỉ bù thì người sử dụng lao động phải trả lương và các chế độ làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Thông tư 20/2023/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Khai thác dầu khí Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác dầu khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?
Pháp luật
Để đăng ký thành lập công ty cổ phần khai thác dầu thô thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí được thực hiện như thế nào theo pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Việc khai thác dầu khí được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Được đốt và xả khí trong thời gian tối đa là bao lâu khi khai thác dầu khí?
Pháp luật
Tổ chức được trở thành bên dự thầu đối với dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Việc chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tiến hành theo các bước nào?
Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu cho dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có áp dụng hình thức chào thầu cạnh tranh không?
Pháp luật
Khi lựa chọn nhà thầu cho dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có áp dụng hình thức chỉ định thầu không? Hình thức này được áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cá nhân thì có được trở thành bên dự thầu đối với dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Việc chỉ định thầu đối với dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tiến hành như thế nào? Trong thời hạn bao nhiêu ngày thì phải thông báo kết quả?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác dầu khí
436 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác dầu khí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào