Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung gì? Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm như sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm
1. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
b) Mục tiêu và sứ mạng;
c) Tổ chức và quản lý của trường;
d) Tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và hoạt động bảo đảm chất lượng;
đ) Nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
e) Nhiệm vụ và quyền của người học;
g) Tài chính và tài sản;
h) Quan hệ giữa trường cao đẳng sư phạm với cơ sở giáo dục, với doanh nghiệp, với gia đình và xã hội;
i) Thanh tra, kiểm tra, công khai, giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Điều lệ này, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường phải được lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, giảng viên, người học, người lao động của trường và các bên liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, được hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn và phải được hội đồng trường quyết nghị thông qua. Trên cơ sở nghị quyết hội đồng trường, hiệu trưởng ký ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm và phải được công khai trên trang thông tin điện tử của trường ít nhất là 45 ngày trước khi triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm gửi các cơ quan sau đây:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Cơ quan quản lý trực tiếp trường cao đẳng sư phạm;
c) Sở giáo dục và đào tạo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở chính.
Như vậy, nội dung chủ yếu của quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm:
- Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
- Mục tiêu và sứ mạng;
- Tổ chức và quản lý của trường;
- Tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và hoạt động bảo đảm chất lượng;
- Nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tài chính và tài sản;
- Quan hệ giữa trường cao đẳng sư phạm với cơ sở giáo dục, với doanh nghiệp, với gia đình và xã hội;
- Thanh tra, kiểm tra, công khai, giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm gửi các cơ quan sau đây:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan quản lý trực tiếp trường cao đẳng sư phạm;
- Sở giáo dục và đào tạo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở chính.
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung gì? Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trường cao đẳng sư phạm chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung này như sau:
Quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm trong Điều lệ này gồm có: trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương, trong đó:
a) Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;
b) Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Chính phủ đối với trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều lệ này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Theo đó, đối với Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;
Đối với Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường cao đẳng sư phạm có tự chủ tài chính theo cơ chế tài chính giống với đơn vị sự nghiệp công lập không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT về vấn đề này như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm công khai, giải trình của trường cao đẳng sư phạm
...
2. Trường cao đẳng sư phạm thực hiện quyền tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, về vấn đề tự chủ tài chính thì Trường cao đẳng sư phạm thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 14/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo kết luận giám định xây dựng gồm các nội dung chính nào? Nội dung giám định xây dựng có bao gồm việc giám định chất lượng vật liệu xây dựng?
- Trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, tiết lộ thông tin của người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm là hành vi nghiêm cấm?
- Hợp đồng dự án PPP có được ký kết dựa trên kết quả đàm phán hợp đồng theo quy định của pháp luật?
- Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm những gì? Quỹ hỗ trợ nông dân có con dấu không?
- Trọng tài viên là gì? Để trở thành trọng tài viên cần có kinh nghiệm làm việc như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên?