Mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Tôi muốn hỏi về mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường? Mong sớm nhận được phản hồi. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;

- Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường;

- Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tẩu tán tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Mức xử phạt dành cho hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường?

Tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

(1) Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:

- Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho cơ quan có thẩm quyền của người đã xử phạt.

Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung: thông tin chung về cá nhân, tổ chức (tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, địa điểm hoạt động, tài khoản, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kết luận kiểm tra, thanh tra); kết quả khắc phục hậu quả vi phạm hành chính (kết quả khắc phục vi phạm về nước thải, kết quả khắc phục vi phạm về bụi, khí thải, kết quả khắc phục vi phạm về tiếng ồn, kết quả khắc phục vi phạm về độ rung, kết quả khắc phục vi phạm về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, kết quả khắc phục các vi phạm khác về bảo vệ môi trường).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra xác nhận việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;

- Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;

- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Thủ tục kiểm tra đã khắc phục xong hậu quả đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường trong trường hợp người xử phạt không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?

Đối với quy định về thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người xử phạt không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thì tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người xử phạt không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

* Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho:

- Cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

- Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện);

Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm;

* Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc trách nhiệm kiểm tra của cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;

* Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 69 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;

* Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản?
Pháp luật
Nhà đầu tư có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phải làm gì?
Pháp luật
Năng lượng sạch là gì? Sản xuất năng lượng sạch có phải ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Pháp luật
Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
Pháp luật
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Luật bảo vệ môi trường mới nhất 2024? Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường mới nhất ra sao?
Pháp luật
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
2,092 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào