Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm những gì?
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023?
Ngày 05/05/2023 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023.
2. Phụ lục số 3a của Thông tư này thay thế Phụ lục số 3 tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.
Như vậy, kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023, mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ tại Thông tư 14/2013/TT-BYT sẽ được thay thế bằng mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới.
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT quy định mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023 có dạng như sau:
Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023: Tại đây
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm những gì?
Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT) quy định như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Theo như quy định trên, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm:
- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Việc phân loại sức khỏe được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định như sau:
Phân loại sức khỏe
1. Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng cho đối tượng KSK phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe của chuyên khoa, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình.
2. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người được cơ sở KSK phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe của người được KSK theo quy định tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp KSK chuyên ngành;
b) Ghi rõ các bệnh, tật của người được KSK (nếu có). Trường hợp người được KSK có bệnh, tật thì người kết luận phải tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh.
3. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở KSK vào Giấy KSK hoặc Sổ KSK định kỳ (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở KSK theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu). Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì việc đóng dấu được thực hiện sau khi tiến hành nhân bản Giấy KSK theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Theo đó, việc phân loại sức khỏe được thực hiện như quy định trên.
Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng cho đối tượng khám sức khỏe phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe của chuyên khoa, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình.
Thông tư 09/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng? Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thế nào?
- Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với dự án có sử dụng đất?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2024 và các Nghị định khác hướng dẫn Luật Đấu thầu mới thế nào?
- Việc thanh toán hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn gói được pháp luật quy định như thế nào?
- Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ? Cách lập Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới chi tiết?