Lịch thi trạng nguyên năm học 2023-2024 cụ thể các vòng? Cách đăng ký thi Trạng Nguyên Tiếng Việt?
Lịch thi trạng nguyên năm học 2023-2024 cụ thể các vòng?
Để hưởng ứng ngày "tôn vinh tiếng Việt" 08/09 theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022, Trạng Nguyên quyết định mở vòng 1 (thi tự do) vào ngày 08/09.
Đồng thời tại trang web của cuộc thi trạng nguyên có nêu rõ lịch thi trạng nguyên năm học 2023-2024 như sau:
STT | Hội thi | Vòng thi | Trạng Nguyên Tiếng Việt |
1 | Thi tự do | Vòng 1 | 08/09/2023 |
2 | Thi tự do | Vòng 2 | 05/10/2023 |
3 | Thi tự do | Vòng 3 | 05/11/2023 |
4 | Thi điều kiện | Vòng 4 | 13/11 - 13/12/2023 |
5 | Thi Sơ khảo | Vòng 5 | 18 - 23/12/2023 |
6 | Hội thi Hương | Vòng 6 | 24- 27/01/2024 |
7 | Hội thi Hội | Vòng 7 | 13 - 14 - 15/03/2024 |
8 | Hội thi Đình | Vòng 8 | 20 - 21/03/2024 |
Lịch thi trạng nguyên năm học 2023-2024 cụ thể các vòng? Cách đăng ký thi Trạng Nguyên Tiếng Việt? (Hình từ Internet)
Cách đăng ký thi Trạng Nguyên Tiếng Việt?
Dưới dây là hướng dẫn cách đăng ký cuộc thi trạng nguyên có nêu rõ lịch thi trạng nguyên năm học 2023-2024
Bước 1: Gõ link: http://trangnguyen.edu.vn. Chọn Đăng ký góc phải màn hình
Bước 2: Điền thông tin học sinh
Lưu ý:
Phải điền đầy đủ thông tin vào những phần có kí hiệu (*).
Bước 3: Xác nhận tài khoản qua 8130.
Bước 4: Chỉnh sửa thông tin
(1) Vào “Trang cá nhân”
(2) Chọn vào mục “Sửa đổi thông tin”
Cập nhật đúng thông tin Tỉnh – Huyện – Trường - Khối – Lớp của học sinh và click “Cập nhật” để hoàn thành.
Thời gian, đối tượng, hình thức triển khai Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ thời gian, đối tượng, hình thức triển khai Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” như sau:
Thời gian: Đề án được triển khai trong giai đoạn 2023 - 2030, đồng thời với Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2021. Các hoạt động hướng tới Ngày Tôn vinh tiếng Việt sẽ được triển khai trong cả năm và có thể tổ chức lồng ghép vào các dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước.
Đối tượng:
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới, nhất là thế hệ trẻ; chú trọng triển khai Đề án tại các địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống và các địa bàn mà tiếng Việt và văn hóa Việt có nguy cơ bị mai một.
- Các chuyên gia giáo dục, giáo viên dạy tiếng Việt, sinh viên, thế hệ trẻ trong nước quan tâm đến hoạt động văn hóa, xã hội, giảng dạy, giao lưu ngôn ngữ, các thân nhân của kiều bào.
- Người nước ngoài trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thiện cảm, đang sử dụng và có nhu cầu sử dụng tiếng Việt.
Hình thức triển khai:
- Thông qua các kênh: các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, kết hợp với các hoạt động tổ chức trong nước, lồng ghép vào các hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; lồng ghép với các hoạt động của các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài; đảm bảo tiết kiệm, tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, đồng thời phát triển các nền tảng số, mạng xã hội tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài dễ tìm kiếm và theo dõi.
- Kết hợp với các cơ sở giáo dục giảng dạy và đào tạo tiếng Việt, văn hóa Việt trong nước, các hoạt động của thanh niên trong việc hỗ trợ, kết nghĩa các bạn trẻ trong giao lưu văn hóa, giao lưu ngôn ngữ, các hoạt động của các hội đoàn liên quan đến thân nhân kiều bào, khuyến học (Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội khuyến học, Hội đồng hương, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...).
- Huy động sự tham gia của các địa phương, tổ chức các hoạt động tôn vinh tiếng Việt luân phiên tại các địa phương; tạo điều kiện để các địa phương đưa các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc của địa phương gắn với sử dụng và làm phong phú tiếng Việt nhằm giới thiệu, quảng bá đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Lồng ghép các nội dung về tôn vinh tiếng Việt, khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong việc ban hành, triển khai các hoạt động của các địa phương nhằm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; các hoạt động ngoại giao văn hóa, thể thao; các hoạt động hợp tác, thu hút về khoa học, công nghệ... trong nước và tại các nước trên thế giới.
Nhiệm vụ, giải pháp
Hằng năm tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt 08/9 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng, tổng hợp, đánh giá về tình hình, nhu cầu sử dụng tiếng Việt, khuyến khích kiều bào tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam:
- Tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm, hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối với các điểm cầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức giáo dục trong nước, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội khuyến học, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...
- Định kỳ tổ chức cuộc thi tìm kiếm và phong tặng danh hiệu “Đại sứ tiếng Việt ở nước ngoài” thông qua các hoạt động vì cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận, có sức ảnh hưởng như: tổ chức hệ thống giáo trình dạy tiếng Việt có uy tín, được nhiều kiều bào tin dùng; có sáng kiến xây dựng tủ sách/hệ thống tư liệu học tiếng Việt cho các em thiếu nhi người Việt Nam ở nước ngoài; có dự án - mô hình lớp học tiếng Việt hỗ trợ miễn phí cho thanh thiếu niên kiều bào; từng đạt giải thưởng về tiếng Việt ở cấp độ quốc gia thông qua các kỳ thi liên quan đến tài năng tiếng Việt; các cuộc thi liên quan đến tiếng Việt (sáng tác thơ, bài hát, hùng biện, kể chuyện...). Đại sứ tiếng Việt ở nước ngoài có nhiệm vụ lên kế hoạch bài bản, hệ thống thực hiện quảng bá tiếng Việt thông qua các hoạt động công chúng, truyền thông, báo chí, nghệ thuật... hướng đến cộng đồng.
- Tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Tiếng Việt thân thương” tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài, có sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, biểu diễn nghệ thuật ở trong nước và tại các nước có đông cộng đồng người Việt Nam; kết hợp cùng các nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài thực hiện những sản phẩm nghệ thuật quảng bá tiếng Việt trong cộng đồng.
- Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với chính quyền và các đại sứ quán ở nước sở tại tổ chức các hoạt động quảng bá ngôn ngữ các nước, lồng ghép Chương trình Ngày Tôn vinh tiếng Việt với các hoạt động đối ngoại tại địa bàn.
- Tổ chức các buổi tọa đàm tìm kiếm các mô hình dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (đặc biệt là các mô hình giảng dạy, giao lưu trực tuyến với sự tham gia của các giáo viên, sinh viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước cũng như các hoạt động ngoại khóa tiếng Việt, trại hè cho con em kiều bào).
Nhân dịp Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam ...), các địa phương tổ chức chương trình “Tri ân” ghi nhận, động viên các cá nhân, gia đình, tổ chức, hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng. Đồng thời tri ân và ghi nhận những đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, giáo viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước có sáng kiến, đóng góp cho hoạt động phát triển, duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Chính thức ra mắt Cổng thông tin phục vụ Kênh đào tạo trực tuyến tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì và điều phối.
Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá trong và ngoài nước hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dữ liệu không gian đất đai chuyên đề thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được xây dựng dựa trên nội dung nào?
- Chứng từ kế toán chưa có mẫu được lập như thế nào? Chứng từ kế toán chưa có mẫu có nội dung gì?
- Hướng dẫn xử lý khi bán đấu giá tài sản công lần đầu không thành? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản công?
- Mức tiền thưởng cho cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Bộ Nội vụ là bao nhiêu? Cách thức chi thưởng như thế nào?
- Tổ chức tôn giáo có được sử dụng con dấu không? Nếu có thì tổ chức tôn giáo được quyền sử dụng con dấu gì?