Khi chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy mà đơn vị đóng dấu lên hóa đơn thì cơ quan thuế có quản lý không?
Khi chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy mà đơn vị đóng dấu lên hóa đơn thì cơ quan thuế có quản lý không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nội dung:
Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, tại Công văn 73894/CTHN-TTHT năm 2023 của cục thuế Hà Nội có nội dung:
...
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán. Việc Bệnh viện thực hiện đóng dấu vào bản chuyển đổi hóa đơn giấy hay không, không thuộc thẩm quyền của cơ quan Thuế.
....
Như vậy, khi chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy thì hiệu lực của hóa đơn giấy được chuyển đổi sẽ không có giá trị giao dịch, thanh toán mà chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử; trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Do đó, khi chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy mà đơn vị đóng dấu lên hóa đơn, nếu hóa đơn không được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế thì hóa đơn chỉ có giá trị lưu trữ nên không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế.
Đóng dấu khi chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy? (Hình ảnh từ Internet)
Hóa đơn điện tử được áp dụng đối với những chủ thể nào?
Căn cứ theo quy dịnh tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 thì hóa đơn điện tử được áp dụng với các chủ thể như sau:
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán dùng chung cho doanh nghiệp mới nhất?
- Mẫu thư Ông già Noel gửi trẻ em vào Lễ Giáng sinh hay và ý nghĩa? Lễ Giáng sinh trúng thứ mấy trong tuần? Có phải ngày lễ lớn?
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
- Tranh vẽ chú bộ đội đơn giản, đẹp? Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày tháng năm nào?