Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao?

Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây:

- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ;

- Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận;

- Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu;

- Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận;

- Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;

- Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1 khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

- Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.

Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao?

Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì trường hợp Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt bao gồm:

- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;

- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;

- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;

- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;

- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;

- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.

Ngoài ra, các quy định sau được áp dụng kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt:

- Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.

- Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện nào theo quy định mới nhất 2024?

Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(1) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;

(2) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

- Tỷ lệ khả năng chi trả;

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 08% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

- Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

- Tỷ lệ bảo đảm an toàn khác.

Cần lưu ý các vấn đề sau về tỷ lệ đảm bảo an toàn:

+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải ký quỹ tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không được tính vào vốn tự có khi tính tỷ lệ bảo đảm an toàn.

(3) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu theo quy định của pháp luật;

(4) Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tín dụng tiêu dùng có những nghiệp vụ nào? Ngân hàng thương mại có được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng?
Pháp luật
Hằng năm Ngân hàng thương mại phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán những nội dung nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán trong giao dịch chứng khoán bắt buộc phải kinh doanh có lãi trong mấy năm gần nhất?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của ngân hàng hay không?
Pháp luật
Để thay đổi tên thì ngân hàng thương mại cần đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi tên ngân hàng thương mại được quy định ra sao?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm và lập hồ sơ quyết toán hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc từ 01/7/2024 ra sao?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể có tối đa bao nhiêu cá nhân nước ngoài sở hữu 5% vốn điều lệ?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bao nhiêu để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?
Pháp luật
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại thực hiện giám sát đối với kiểm toán nội bộ gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
247 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào