Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?

Cho tôi hỏi hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không? - Câu hỏi của chị Linh tại Tiền Giang.

Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP) có nội dung như sau:

Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Theo đó, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm niêm yết giá bán hàng hóa tại những địa điểm theo quy định và niêm yết rõ ràng tránh gây nhằm lẫn cho khách hàng. Trường hợp vi phạm những quy định này cá nhân có thể bị phạt đến 1.000.000 đồng, còn tổ chức có thể bị phạt đến 2.000.000 đồng (căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bất hợp lý với những mức phạt sau, căn cứ khoản 3 và khoản 5 Điều 12 và Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với hành vi tự ý tăng giá hàng hóa cá nhân thực hiện hành vi có thể bị xử phạt lên đến 60.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi, căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?

Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?

Như đã phân tích bên trên, hành vi tự ý tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý sẽ bị xử phạt với mức tiền nêu trên. Còn đối với trường hợp dựa vào tình trạng khan hiếm để tăng giá bán nếu thuộc một trong những trường hợp lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước, thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:

Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Đầu cơ hàng hóa, tạo ra tình trạng khan hiếm để nâng giá bán bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi đầu cơ hàng hóa, tạo ra tình trạng khan hiếm để nâng giá bán, thì tùy vào mức độ và tính chất của hành vi mà chủ thể thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên như sau:

Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi mức phạt nêu trên, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra nếu chủ thể thực hiện hành vi nêu trên thỏa mãn các cấu thành của Tội đầu cơ, thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi mà người này có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp tại Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015.

Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạn sử dụng là gì? Hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch có được không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa 2024? Lưu ý khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa là gì?
Pháp luật
Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được coi là có và không có khả năng gây mất an toàn? Ô tô nhà ở lưu động có phải hàng hóa có khả năng gây mất an toàn?
Pháp luật
Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Pháp luật
Cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm được xác định như thế nào? Thành phần phụ gia nào không phải ghi định lượng hàng hóa?
Pháp luật
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác nhận mã số HS nhanh chóng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Công văn 3605/TCHQ-CCHDH năm 2022?
Pháp luật
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa thế nào?
Pháp luật
Đổi tên công ty thì có phải thực hiện dán lại nhãn hàng hóa cho các sản phẩm đã nhập khẩu trước thời điểm đổi tên và các sản phẩm đang được lưu thông không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa tồn động được lưu giữ tại khu vực cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa
14,118 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: