Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để đối xử nhân đạo với vật nuôi cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện những yêu cầu gì?

Cho tôi hỏi: Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Văn Nhân đến từ Quảng Trị.

Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Như vậy theo quy định trên hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ.

Lưu ý: mức phạt trên chỉ áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần tổ chức (theo Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP).

Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để đối xử nhân đạo với vật nuôi cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện những yêu cầu gì?

Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để đối xử nhân đạo với vật nuôi cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 quy định nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như sau:

- Thứ nhất, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Thứ hai, ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thứ ba, bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.

- Thứ tư, xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.

- Thứ năm, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như sau:

- Thứ nhất, thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018.

- Thứ hai, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.

- Thứ ba, xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Thứ tư, bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Để đối xử nhân đạo với vật nuôi thì cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện những yêu cầu gì?

Căn cứ tại Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định để đối xử nhân đạo với vật nuôi cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

- Thứ nhất, có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ.

- Thứ hai, hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

- Thứ ba, có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chăn nuôi
Chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Chăn nuôi gà có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh chăn nuôi gà gồm những gì?
Pháp luật
Người học ngành chăn nuôi thì có được phép mở phòng khám thú y thực hiện phẫu thuật động vật không?
Pháp luật
Quy định mới về khoảng cách an toàn tối thiểu trong chăn nuôi trang trại từ ngày 1/2/2024 như thế nào?
Pháp luật
Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiếu phải kê khai mới nhất năm 2024 như thế nào? Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Tôi muốn chăn nuôi gia cầm dưới hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì nên làm thủ tục gì để được Nhà nước cho phép?
Pháp luật
Xử phạt hành vi xây chuồng trại chăn nuôi trên đất hành lang thủy lợi ra sao? Hành vi vi phạm phá hoại đê điều bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xử phạt khi xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp? Sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi có bị cấm không?
Pháp luật
Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Pháp luật
Có những quy định nào về việc kinh doanh chăn nuôi tập trung theo pháp luật Viêt Nam hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăn nuôi
848 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăn nuôi Chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào