Hàng hóa xuất nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định? Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được quy định thế nào?

Hàng hóa xuất nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định? Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được quy định thế nào? Thắc mắc của chị N.N ở Khánh Hòa.

Hàng hóa xuất nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu thuốc đối tượng phải kiểm tra gồm có các loại hàng hóa như sau:

- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch:

+ Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

++ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật.

++ Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải áp dụng các biện pháp quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

++ Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

++ Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

++ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của pháp luật.

++ Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luật về đo lường.

+ Hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:

++ Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

++ Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.

+ Hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới:

Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;

- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa xuất nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định? Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được quy định thế nào?

Hàng hóa xuất nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định? Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được quy định thế nào? (Hình từ internet)

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa không thuộc 02 trường hợp đầu tiên nêu trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Một số mặt hàng nào được xuất nhập khẩu riêng theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về một số mặt hàng đực xuất nhập khẩu theo quy định gồm có các mặt hàng sau:

- Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.

- Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.

- Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
Pháp luật
Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Kho CFS (Container Freight Station) là gì? Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nào?
Pháp luật
Có áp dụng nhiều lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế thì khai hải quan theo phương thức điện tử hay khai trên tờ khai hải quan giấy?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được làm thủ tục hải quan tại địa điểm nào? Thời hạn làm thủ tục hải quan?
Pháp luật
Số lượng mẫu cần lấy đối với hàng hóa là các loại vải nhập khẩu là bao nhiêu? Người khai hải quan có quyền yêu cầu trả lại mẫu không?
Pháp luật
Mẫu quyết định ấn định thuế với hàng hóa XNK khi người nộp thuế không khai chính xác nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê khai chi phí sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất 2023? Tải Mẫu Bảng kê khai chi phí ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất nhập khẩu
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,095 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào