Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp nào thì Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi?

Tôi muốn hỏi doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp nào được Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi? - câu hỏi của chị Trà (Bến Tre)

Doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp nào được Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:

Xóa nợ lãi
1. Doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 hoặc khoản 4 Điều 6 Thông tư này được xem xét xóa nợ lãi.

Theo đó, doanh nghiệp gặp rủi ro được Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi thuộc các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ;

- Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ;

- Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).

- Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp nào thì Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi?

Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp nào thì Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi?

Doanh nghiệp đề nghị xóa nợ lãi khi gặp rủi ro thuộc trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:

Xóa nợ lãi
....
5. Doanh nghiệp hoặc Quỹ có thể đề nghị xóa nợ lãi
a) Doanh nghiệp đề nghị xóa nợ lãi khi gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này;
b) Quỹ đề nghị xóa nợ lãi cho doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này. Quỹ chuẩn bị hồ sơ đề nghị xóa nợ lãi như sau:
- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung cơ bản: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng, rủi ro xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp, giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ. Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng;
- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp (không cần có xác nhận của doanh nghiệp);
- Kiến nghị việc xử lý rủi ro cho một phần hay toàn bộ giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
- Quyết định của Cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản (bản gốc);
- Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Theo đó, doanh nghiêp đề nghị xóa nợ lãi khi thuộc trường hợp:

- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ;

- Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ;

- Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).

Doanh nghiệp được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia xem xét xóa nợ lãi hoặc Quỹ đề nghị xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:

Xóa nợ lãi
...
2. Doanh nghiệp được Quỹ xem xét xóa nợ lãi hoặc Quỹ đề nghị xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong 02 năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ; hoặc còn lỗ lũy kế trong 01 năm trước năm phải xử lý rủi ro (đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 02 năm); không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này);
d) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ còn lại khả thi sau khi được xóa nợ lãi (trừ trường hợp doanh nghiệp bị phá sản);
đ) Có đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 5 Điều này;
e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này: Khoản nợ của doanh nghiệp đã được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại các điều 12, 13 Thông tư này để thu hồi nợ nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được;
g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này: Khoản nợ của doanh nghiệp đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại các điều 12, 13 Thông tư này để thu hồi nợ lãi, nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.

Theo đó, doanh nghiệp được Quỹ xem xét xóa nợ lãi hoặc Quỹ đề nghị xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện như quy định trên.

Thông tư 03/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ vốn và hỗ trợ lãi suất vay của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp và bảo lãnh để vay vốn của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp được Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi hoặc Quỹ đề nghị xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Xóa nợ gốc đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là gì? Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc gồm những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp nào thì Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia xem xét xóa nợ lãi?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
Pháp luật
Kinh phí cho chương trình hợp tác của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được đảm bảo từ những nguồn nào?
Pháp luật
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia không được tiếp nhận những nguồn tài trợ, đóng góp nào theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp nào sẽ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia xem xét xử lý tài sản bảo đảm?
Pháp luật
Có mấy phương thức bán nợ doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia? Phương thức bán nợ nào sẽ được ưu tiên thực hiện trước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
380 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào