Số môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khác gì so với số môn thi tốt nghiệp hiện nay? Năm 2025 thi tốt nghiệp bao nhiêu môn?
Số môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khác gì so với số môn thi tốt nghiệp hiện nay?
Căn cứ vào Mục 5 Phương án ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:
Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Theo đó, thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc + 2 môn tự chọn
So với hiện hành thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc + 01 bài thi tổ hợp KHTN hoặc 01 bài thi tổ hợp KHXH (tức hiên nay thí sinh phải thi 6 hoặc 5 môn) |
Cũng tại Mục 5 Phương án ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ môn thi bắt buộc và môn thi tự chọn mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
- 2 môn bắt buộc gồm Ngữ Văn, Toán
- 2 môn tự chọn trong số các môn:
+ Ngoại ngữ
+ Lịch sử
+ Vật lí
+ Hóa học
+ Sinh học
+ Địa lí
+ Giáo dục kinh tế và pháp luật
+ Tin học
+ Công nghệ
So với hiện hành, môn thi bắt buộc và môn thi tự chọn như sau: - Môn bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ - Môn tự chọn gồm: + 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; + 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân |
-> Như vậy, điểm mới trong môn thi THPT năm 2025 phải kể đến nổi bật như sau:
- Bỏ môn tiếng anh khỏi môn thi bắt buộc
- Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ được thêm vào môn thi tự chọn
Số môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khác gì so với số môn thi tốt nghiệp hiện nay? Năm 2025 thi tốt nghiệp bao nhiêu môn? (Hình từ Internet)
Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lý có bao nhiêu dạng câu hỏi?
Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 (Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 của Bộ GDĐT), môn Ngữ Văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy, các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.
Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi:
Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.
Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.
Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Như vậy, đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lý có 3 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm như trên.
Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có điểm gì nổi bật?
Ngày 28/11/2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Theo đó, tại Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 có nêu rõ những điểm nổi bật tại kỳ thi này như sau:
(1) Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025:
Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
(2) Nội dung thi:
Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018.
(3) Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
(4) Thời gian tổ chức thi:
Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kỳ thi) được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(5) Phương thức xét công nhận tốt nghiệp:
Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi diện tích thửa đất có phải đăng ký biến động đất đai? Thông tin về diện tích thửa đất được thể hiện thế nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì ôm tự do? Ngày quốc tế ôm tự do là ngày gì? 4 12 dương là bao nhiêu âm 2024?
- Các ngày lễ trong tháng 12 năm 2024? Tháng 12 có ngày lễ gì ở Việt Nam và thế giới năm 2024?
- Phát biểu hội nghị tổng kết chi Hội Cựu chiến binh hay nhất? Kinh phí của Hội Cựu chiến binh từ các nguồn nào?
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào?