Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay? Chủ tịch quốc hội hiện nay là ai? Nhiệm vụ chủ tịch quốc hội là gì?

Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay? Chủ tịch quốc hội hiện nay là ai? Chị B.N-Hà Nội.

Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay? Chủ tịch quốc hội hiện nay là ai?

Sau đây là danh sách các Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam qua các thời kỳ:

STT

Chủ tịch Quốc Hội

Nhiệm kỳ

1

Nguyễn Văn Tố (1889-1947)

Từ tháng 03 - 11/1946

2

Bùi Bằng Đoàn (1989- 1955)

Từ tháng 11/1945 - 1948

3

Tôn Đức Thắng (1888 - 1980)

1948 - 1955

1955 - 1960

4

Trường Chinh (1907 - 1988)

1960 - 1981

5

Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996)

1981 - 1987

6

Lê Quang Đạo (1921 – 1999)

1987 - 1992

7

Nông Đức Mạnh (11/9/1940)

1992 - 2001

8

Nguyễn Văn An (1/10/1937)

2001 - 2006

9

Nguyễn Phú Trọng (14/4/1944)

2006 - 2011

10

Nguyễn Sinh Hùng (18/01/1946)

2011 - 2016

11

Nguyễn Thị Kim Ngân (12/04/1954)

2016 - 2021

12

Vương Đình Huệ (15/3/1957)

2021 - 2026

Ngày 31 tháng 3 năm 2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết 137/2021/QH14 về việc bầu Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam khóa 15, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, cụ thể như sau:

Bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV và chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Theo đó, hiện nay Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Vương Đình Huệ, làm chủ tịch Quốc hội quá 15 nhiệm kỳ từ 2021 - 2026.

Tuy nhiên, ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét nguyện vọng của đồng chí Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay

Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định thêm về các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và các những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định nêu trên.

Chủ tịch Quốc hội xin thôi giữ chức vụ trong những trường hợp nào?

Tại Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định về việc căn cứ xem xét từ chức như sau:

Căn cứ xem xét từ chức
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Theo đó, về bản chất Chủ tịch Quốc hội từ chức trong các trường hợp sau:

- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

- Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Đồng thời, căn cứ Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức với cán bộ như sau:

- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, lương chức danh nào cao nhất?
Pháp luật
Lý do miễn nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội là gì theo Quy định 41? Xem xét miễn nhiệm theo quy trình thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có mức lương thay đổi ra sao năm 2024? Tiêu chuẩn đạo đức lối sống đối với Chủ tịch Quốc hội là gì?
Pháp luật
Đã có Chủ tịch nước mới, Chủ tịch Quốc hội mới hay chưa? Trình tự thực hiện lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?
Pháp luật
Ngày 2/5/2024, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới tại Kỳ họp bất thường lần thứ 7 đúng không?
Pháp luật
Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) khi nào? Quy trình bầu như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội mới được hay không?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội là gì và sẽ do Quốc hội thực hiện đúng không? Sau khi miễn nhiệm thì quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội từ chức thì ai là người chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Quốc hội
233 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào