Có được nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng vào Việt Nam không? Thủ tục nhập khẩu được quy định như thế nào?

Có được nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng vào Việt Nam không? Thủ tục nhập khẩu được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Mạnh Hùng đến từ Đồng Nai.

Quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Có được nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng vào Việt Nam không? Thủ tục nhập khẩu được quy định như thế nào?

Có được nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng vào Việt Nam không? Thủ tục nhập khẩu được quy định như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Theo đó, hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép thì thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thì thương nhân nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Ngoài những trường hợp trên thì thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Không được nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng vào Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, tại STT 4 mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam bao gồm:

Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử.
c) Hàng điện lạnh.
d) Hàng điện gia dụng.
đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
h) Xe đạp.
i) Mô tô, xe gắn máy.

Như vậy, cá nhân, tổ chức được tự do nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam kinh doanh tuy nhiên hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu vào Việt Nam.

Do đó, không thể thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng trang trí nội thất đã qua sử dụng về Việt Nam để kinh doanh.

Nhập khẩu hàng hóa Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Nhập khẩu hàng hóa:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa do bị phía nước ngoài trả lại thì được miễn thuế giá trị gia tăng ở khâu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trả chậm khi báo cáo về khoản vay nước ngoài mà gặp lỗi trên Trang điện tử thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó là mẫu nào?
Pháp luật
Mức phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu bản thông tin linh kiện nhập khẩu mới nhất hiện nay theo quy định của pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Linh kiện nhập khẩu có bắt buộc phải ghi nhãn phụ không? Nhãn gốc của linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có các nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trả chậm có phải phải thực hiện thủ tục báo cáo về khoản vay hay không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai nhập khẩu thiết bị in mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Thiết bị in được sử dụng để làm gì?
Pháp luật
Kim cương là gì? Thủ tục nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với giấy phép nhập khẩu được xem như không có giấy phép? Nhập khẩu không có giấy phép sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu hàng hóa
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,207 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào