Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai? Tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội là gì?

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai? Tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội là gì? - Câu hỏi của anh D.H (Bình Dương)

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai?

Ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ được Quốc hội bầu là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với tỷ lệ tán thành tuyệt đối.

Tuy nhiên, ngày 26 tháng 4 năm 2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Cụ thể, xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, Đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Đồng chí đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai? Tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội là gì?

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai? Tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội là gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn chung để được bổ nhiệm Chủ tịch Quốc hội mới nhất hiện nay là gì?

Theo Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để được bổ nhiệm Chủ tịch Quốc hội thì cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

(1) Về chính trị, tư tưởng:

- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân;

- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng;

- Kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc;

- Luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân;

- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

(2) Về đạo đức, lối sống:

- Mẫu mực về phẩm chất đạo đức;

- Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc;

- Là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi;

- Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm;

- Tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

- Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

(3) Về trình độ:

- Tốt nghiệp đại học trở lên;

- Lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

(4) Về năng lực và uy tín:

- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị;

- Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn;

- Chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức;

- Nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

(5) Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm:

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Danh sách chủ tịch quốc hội từ năm 1945 đến nay?

Sau đây là danh sách các Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam qua các thời kỳ:

STT

Chủ tịch Quốc Hội

Nhiệm kỳ

1

Nguyễn Văn Tố (1889-1947)

Từ tháng 03 - 11/1946

2

Bùi Bằng Đoàn (1989- 1955)

Từ tháng 11/1945 - 1948

3

Tôn Đức Thắng (1888 - 1980)

1948 - 1955

1955 - 1960

4

Trường Chinh (1907 - 1988)

1960 - 1981

5

Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996)

1981 - 1987

6

Lê Quang Đạo (1921 – 1999)

1987 - 1992

7

Nông Đức Mạnh (11/9/1940)

1992 - 2001

8

Nguyễn Văn An (1/10/1937)

2001 - 2006

9

Nguyễn Phú Trọng (14/4/1944)

2006 - 2011

10

Nguyễn Sinh Hùng (18/01/1946)

2011 - 2016

11

Nguyễn Thị Kim Ngân (12/04/1954)

2016 - 2021

12

Vương Đình Huệ (15/3/1957)

2021 - 2026


Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Chủ tịch nước mới, Chủ tịch Quốc hội mới hay chưa? Trình tự thực hiện lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?
Pháp luật
Ngày 2/5/2024, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới tại Kỳ họp bất thường lần thứ 7 đúng không?
Pháp luật
Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) khi nào? Quy trình bầu như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội mới được hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có mức lương thay đổi ra sao năm 2024? Tiêu chuẩn đạo đức lối sống đối với Chủ tịch Quốc hội là gì?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội là gì và sẽ do Quốc hội thực hiện đúng không? Sau khi miễn nhiệm thì quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội từ chức thì ai là người chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định?
Pháp luật
Lý do Chủ tịch Quốc hội từ chức là gì? Chính thức đồng ý cho thôi chức Chủ tịch Quốc hội đúng không?
Pháp luật
Ai sẽ thay thế điều hành quốc hội khi chủ tịch quốc hội bị miễn nhiệm? Quy trình bầu chủ tịch quốc hội mới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Quốc hội
354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào