Cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Cá nhân chăn nuôi chim yến có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học là bao lâu?
Cá nhân chăn nuôi chim yến có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân nuôi chim yến có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyền:
+Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
+ Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
+ Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ:
+ Cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP Quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định;
b) Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân săn bắt chim yến không nhắm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân có hành vi săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật được cá nhân sử dụng để thực hiện hành vi săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên đối với cá nhân có hành vi săn bắt chim yến không nhắm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
Cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân săn bắt chim yến không nhằm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân săn bắt chim yến không nhăm mục đích nuôi dưỡng, nghiên cứu khoa học là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
- Trình diễn drone 2025 Hồ Tây mấy giờ? Lịch Hòa nhạc ánh sáng chào năm mới 2025? Tết Âm lịch người dân được bắn pháo hoa nào?
- Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung?
- Mục đích phân loại đơn vị hành chính là gì? Việt Nam có bao nhiêu loại đơn vị hành chính theo quy định?