Bị cưỡng bức thì người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không?

Tôi đi lao động bên nước ngoài nhưng bị công ty nước ngoài đe dọa ép làm việc trái ý muốn, tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng được không? - câu hỏi của chị Chính (Đơn Dương).

Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ nếu bị ngươi sử dụng lao động cưỡng bức lao động không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Theo đó, cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
...
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ nếu bị ngươi sử dụng lao động cưỡng bức lao động.

Bị cưỡng bức thì người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp động làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không?

Bị cưỡng bức thì người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp động làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không?

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 theo hợp đồng quy định về quyền của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nào cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Như vậy: Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.

- Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động nghỉ việc liên tiếp nhiều ngày mà không có lý do không?
Pháp luật
Người lao động là gì? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước với người sử dụng lao động có được không?
Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường cho doanh nghiệp ra sao?
Pháp luật
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thì phải trả trợ cấp thôi việc cho người đó đúng không?
Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng có báo trước cho công ty thì có được công ty trả trợ cấp thôi việc không?
Pháp luật
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có được trả trợ cấp thôi việc không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục vẫn chưa bình phục không?
Pháp luật
Bị đuổi việc, NLĐ có được thanh toán lương không? Công thức tính tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ bị đuổi việc 2022?
Pháp luật
Do áp lực công việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
713 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào