Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?

Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19? - Câu hỏi của chị D.H (Bình Định)

Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ như sau:

MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có trên 80 phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ.

Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?

Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19? (Hình từ Internet)

Người làm công tác y tế ở cơ sở được đào tạo những nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT nêu rõ nội dung đào tạo đối với người làm công tác y tế ở cơ sở gồm:

- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;

- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;

- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;

- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;

- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Nhiệm vụ của bộ phận y tế là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người làm bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:

- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;

- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

An toàn vệ sinh lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/03/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới ra sao?
Pháp luật
Chỉ thị 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017 về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong tình hình mới ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới như thế nào?
Pháp luật
Đối với yếu tố có hại được giới hạn tiếp xúc, người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất bao lâu một lần?
Pháp luật
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng cho an toàn vệ sinh viên như thế nào?
Pháp luật
Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Trong công tác an toàn vệ sinh lao động, công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm nào? Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Pháp luật
Giới thiệu để người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động là trách nhiệm của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh lao động
2,314 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào