Ai sẽ làm Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?

Ai sẽ là người thay thế Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tiêu chuẩn làm Chủ tịch Quốc hội là gì? - Câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Ai sẽ làm Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

>> Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay là ai

>>Kỳ họp bất thường thứ 7 Quốc hội khóa 15 diễn ra vào ngày 2/5?

>> Tại sao miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội?

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội như sau:

Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
....
2.6. Chủ tịch Quốc hội
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trong việc chỉ đạo thể chế hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Theo đó, 1 trong những tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Quốc hội là ủy viên Bộ Chính trị

Hiện nay, danh sách ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 cập nhật mới nhất như sau:

1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

2. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

*Thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 20/03/2024

3. Thủ tướng Phạm Minh Chính

4. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

* Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 ngày 26/4/2024

5. Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai

6. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên

7. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

8. Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

9. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú

10. Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm

11. Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang

12. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường

13. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình

14. Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng

15. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh

*Thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII từ ngày 31/1/2024

16. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Tuy nhiên phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Ai sẽ làm Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?

Ai sẽ làm Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới ra sao? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào theo quy định?

Căn cứ tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định nêu trên.

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 32 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội như sau:

Bước 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;

Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

Bước 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có);

Bước 4: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội;

Bước 5: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;

Bước 6: Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;

Bước 7: Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;

Bước 8: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội;

Bước 9: Quốc hội thảo luận;

Bước 10: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

Bước 11: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết;

Bước 12: Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.

Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có mức lương thay đổi ra sao năm 2024? Tiêu chuẩn đạo đức lối sống đối với Chủ tịch Quốc hội là gì?
Pháp luật
Đã có Chủ tịch nước mới, Chủ tịch Quốc hội mới hay chưa? Trình tự thực hiện lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?
Pháp luật
Ngày 2/5/2024, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới tại Kỳ họp bất thường lần thứ 7 đúng không?
Pháp luật
Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) khi nào? Quy trình bầu như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội mới được hay không?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội là gì và sẽ do Quốc hội thực hiện đúng không? Sau khi miễn nhiệm thì quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội từ chức thì ai là người chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định?
Pháp luật
Lý do Chủ tịch Quốc hội từ chức là gì? Chính thức đồng ý cho thôi chức Chủ tịch Quốc hội đúng không?
Pháp luật
Ai sẽ thay thế điều hành quốc hội khi chủ tịch quốc hội bị miễn nhiệm? Quy trình bầu chủ tịch quốc hội mới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
10,190 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào