Ai là người thay thế khi Chủ tịch quốc hội từ chức? Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch Quốc Hội sẽ thực hiện như thế nào?

Ai là người thay thế khi Chủ tịch quốc hội từ chức? Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch Quốc Hội sẽ thực hiện như thế nào? chị B.T-Hà Nội.

Ai là người thay thế khi chủ tịch quốc hội từ chức?

>> Xem thêm: Ai sẽ làm tân Chủ tịch Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

>> Danh sách đề cử bổ nhiệm Chủ tịch Quốc hội mới do ai thực hiện?

>> Trung ương đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội khóa XV (2021-2026) thôi giữ các chức vụ nào?

>> Chủ tịch Quốc hội có bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị không?

>> Thôi giữ chức danh Ủy viên Bộ Chính trị khi nào?

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Cụ thể, xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, Đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Đồng chí đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hiện nay, vẫn chưa có thông báo chính thức về người thay thế khi Chủ tịch quốc hội từ chức, vì vậy, cần phải đợi thông báo chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Ai là người thay thế khi Chủ tịch quốc hội từ chức?

Ai là người thay thế khi Chủ tịch quốc hội từ chức? (Hình từ Internet)

Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch Quốc Hội sẽ thực hiện như thế nào?

Trong đó, trình tự miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội sẽ được thực hiện theo khoản 1 Điều 43 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

- Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu trình Quốc hội miễn nhiệm chứng danh.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

- Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;

- Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;

- Quốc hội thảo luận;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới bao gồm mấy bước?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 32 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội như sau:

Bước 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;

Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

Bước 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có);

Bước 4: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội;

Bước 5: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;

Bước 6: Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;

Bước 7: Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;

Bước 8: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội;

Bước 9: Quốc hội thảo luận;

Bước 10: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

Bước 11: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết;

Bước 12: Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.

Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Chủ tịch nước mới, Chủ tịch Quốc hội mới hay chưa? Trình tự thực hiện lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới ra sao?
Pháp luật
Ngày 2/5/2024, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới tại Kỳ họp bất thường lần thứ 7 đúng không?
Pháp luật
Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) khi nào? Quy trình bầu như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội mới được hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có mức lương thay đổi ra sao năm 2024? Tiêu chuẩn đạo đức lối sống đối với Chủ tịch Quốc hội là gì?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội là gì và sẽ do Quốc hội thực hiện đúng không? Sau khi miễn nhiệm thì quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội mới được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội mới khóa XV (2021-2026) có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội từ chức thì ai là người chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định?
Pháp luật
Lý do Chủ tịch Quốc hội từ chức là gì? Chính thức đồng ý cho thôi chức Chủ tịch Quốc hội đúng không?
Pháp luật
Ai sẽ thay thế điều hành quốc hội khi chủ tịch quốc hội bị miễn nhiệm? Quy trình bầu chủ tịch quốc hội mới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Quốc hội
14,646 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào