32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào?

32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào? Câu hỏi từ Anh B.V.M - Hà Nội

32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào?

Tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định 32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư bao gồm:

- Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư.

- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

- Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư.

- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng.

- Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Quy tắc 6: Tôn trọng khách hàng.

- Quy tắc 7: Giữ bí mật thông tin.

- Quy tắc 8: Thù lao.

- Quy tắc 9: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng.

- Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 11: Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.

- Quy tắc 14: Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích.

- Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc.

- Quy tắc 17: Tình đồng nghiệp của luật sư.

- Quy tắc 18: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Quy tắc 19: Cạnh tranh nghề nghiệp.

- Quy tắc 20: Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp.

- Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp.

- Quy tắc 22: Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư.

- Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

- Quy tắc 24: Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư.

- Quy tắc 25: Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.

- Quy tắc 26: Quy tắc chung khi tham gia tố tụng.

- Quy tắc 27: Ứng xử tại phiên tòa.

- Quy tắc 28: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

- Quy tắc 29: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.

- Quy tắc 30: Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.

- Quy tắc 31: Thông tin, truyền thông.

- Quy tắc 32: Quảng cáo.

32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào?

32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề luật sư là gì?

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012) bao gồm:

Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:

- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.

Chứng chỉ hành nghề Luật sư do ai cấp?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau:

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
...
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Hành nghề luật sư
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
32 Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay đang được áp dụng bao gồm các quy tắc nào?
Pháp luật
Người hành nghề luật sư có được làm việc theo hợp đồng lao động cho doanh nghiệp hành nghề luật sư hay không?
Pháp luật
Người hành nghề luật sư không đúng hình thức bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền xử phạt hay không?
Pháp luật
Hình thức hành nghề của luật sư là gì? Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Chính phủ đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với ngành nghề 'Luật sư' bằng cách bãi bỏ những quy định gì từ 2025-2026?
Pháp luật
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư mới nhất 2024? Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gồm những gì?
Pháp luật
Giáo sư chuyên ngành luật muốn trở thành luật sư thì có được miễn đào tạo nghề luật sư hay không?
Pháp luật
Sinh viên học ngành luật kinh tế muốn hành nghề luật sư thì cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
Pháp luật
Hành nghề luật sư bất hợp pháp bị xử lý thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành nghề luật sư
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
551 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào