12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?

12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào? Câu hỏi của chị M.T (Ninh Bình).

12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy?

Hằng năm, vào ngày 12 tháng 5, trùng với ngày sinh của bà Florence Nightingale, Ngày Quốc tế Điều dưỡng được tổ chức trên toàn thế giới. Đây là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của bà trong việc hình thành và phát triển ngành điều dưỡng hiện đại. Đồng thời, ngày này cũng là lời tri ân và ghi nhận sự cống hiến thầm lặng của người điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là chăm sóc người bệnh.

Bà Florence Nightingale được xem là "người khai sinh ra ngành điều dưỡng hiện đại". Nhờ những cải cách và đóng góp của bà, chất lượng chăm sóc người bệnh được nâng cao đáng kể, góp phần cứu sống hàng triệu sinh mạng. Ngày Quốc tế Điều dưỡng là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của ngành nghề này, đồng thời là lời động viên cho những người điều dưỡng tiếp tục cống hiến, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề.

Bên cạnh đó, ngày 12/5 còn là ngày của mẹ năm 2024 (Ngày của Mẹ thường diễn ra vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 05 hằng năm).

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Ninh Bình

Theo đó, ngày 12 tháng 5 là ngày Quốc tế Điều dưỡng và là ngày của mẹ năm 2024

Theo Lịch Vạn niên 2024, ngày 12/5/2024 rơi vào Chủ nhật trong tuần.

12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?

12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BYT có quy định về tiếp nhận và nhận định người bệnh như sau:

[1] Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:

- Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;

- Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.

[2] Nhận định lâm sàng:

- Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh;

- Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;

- Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;

- Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;

- Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm những can thiệp nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BYT thì các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm:

- Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh;

- Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BYT.

- Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời;

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc;

- Chăm sóc tinh thần: thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên môn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phòng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định;

- Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;

- Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật;

- Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực;

- Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh; các quy định về an toàn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện.

Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Ngày của mẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Ngày của mẹ 2024 là ngày mấy? Ngày của mẹ năm 2024 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ?
Pháp luật
Ngày của Mẹ 12/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước? Tặng quà là tiền cho mẹ người yêu cũ vào ngày này có đòi lại được không?
Pháp luật
Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Người lao động trong ngành điều dưỡng có được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày này không?
Pháp luật
Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ nhân ngày của mẹ 12/5/2024 thế nào? Lời chúc mẹ ngắn gọn, hay ra sao?
Pháp luật
Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,090 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Quốc tế Điều dưỡng Ngày của mẹ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào