Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính được xác định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Chị muốn hỏi quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính có giống với Bộ luật Dân sự hay không? Cách tính thời hạn, thời hiệu quy định như thế nào? Có thể thỏa thuận hay không? Giải đáp vấn đề này giúp chị. Xin cảm ơn.

Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính được xác định như thế nào?

Việc xác định thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

- Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

- Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Như vậy có thể thấy việc xác định thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính sẽ dựa vào quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc. Và thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính

Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)

Thời hạn và áp dụng cách tính thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành?

Theo Điều 144, Điều 145 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn và áp dụng tính thời hạn như sau:

"Điều 144. Thời hạn
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn
1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời hạn, thời điểm tính thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn được quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

+ Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

+ Nửa năm là sáu tháng;

+ Một tháng là ba mươi ngày;

+ Nửa tháng là mười lăm ngày;

+ Một tuần là bảy ngày;

+ Một ngày là hai mươi tư giờ;

+ Một giờ là sáu mươi phút;

+ Một phút là sáu mươi giây.

- Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

+ Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;

+ Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;

+ Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

- Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

+ Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;

+ Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;

+ Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Như vậy, có 03 trường hợp quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn. Cần lưu ý kĩ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

- Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

- Nửa năm là sáu tháng;

- Một tháng là ba mươi ngày;

- Nửa tháng là mười lăm ngày;

- Một tuần là bảy ngày;

- Một ngày là hai mươi tư giờ;

- Một giờ là sáu mươi phút;

- Một phút là sáu mươi giây.

Sau bao nhiêu lâu thì sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?

Căn cứ vào Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời gian sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."

Như vậy, thời hạn để được coi là chua bị xử lý hành chính sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp và mức phạt cụ thể. Bạn tham khảo thêm quy định trên để biết thông tin chi tiết.

Xử lý vi phạm hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính
Áp dụng cách tính thời hạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trưởng đoàn kiểm tra xử lý vi phạm hành chính ủy quyền cho phó trưởng đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của mình được không?
Pháp luật
Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính được xác định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Từ 21/5/2022, Cảnh sát đường thủy khi đi tuần tra, kiểm soát và phát hiện vi phạm hành chính sẽ giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Từ 21/5/2022, người dân nộp phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Có phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ gì?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là vị trí gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý vi phạm hành chính
24,184 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý vi phạm hành chính Áp dụng cách tính thời hạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Áp dụng cách tính thời hạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào