Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính ra sao? Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
- Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính ra sao?
- Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức ra sao?
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:
"Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại"
Theo đó, thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
"Điều 48. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại"
Như vậy, thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thời hiệu khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết."
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại;
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
k) Quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan."
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:
1. Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.
2. Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
3. Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm:
a) Người khiếu nại;
b) Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
c) Người bị khiếu nại.
4. Nội dung đối thoại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?