Thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính được tính như thế nào? Hình thức khiếu nại?
- Thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính được tính như thế nào?
- Hình thức khiếu nại trong tố tụng hành chính là gì?
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính là ai?
- Quyết định, hành vi nào trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại?
Thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 330 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính như sau:
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết về quyết định, hành vi bị khiếu nại. Nếu có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiến người khiếu nại không thể thực hiện đúng thời hạn, thì khoảng thời gian này không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Hình thức khiếu nại trong tố tụng hành chính là gì?
Căn cứ Điều 331 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính như sau:
Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
Theo đó, Hình thức khiếu nại trong tố tụng hành chính phải được thực hiện bằng đơn. Đơn khiếu nại cần ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại hành vi vi phạm trong tố tụng hành chính được tính như thế nào? Hình thức khiếu nại? (Hình từ internet)
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính là ai?
Căn cứ Điều 332 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm:
(1) Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
(2) Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
(4) Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Quyết định, hành vi nào trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại?
Căn cứ Điều 327 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(2) Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?