Thời hiệu hưởng quyền dân sự là gì? Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự như thế nào theo quy định?
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là gì? Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự?
Căn cứ theo Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại thời hiệu trong dân sự như sau:
Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Như vậy, thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Theo đó tại Điều 152 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.
Như vậy, trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được quyền dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự mới có hiệu lực.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là gì? Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự như thế nào theo quy định? (hình từ internet)
Thời hiệu hưởng quyền dân sự bị gián đoạn khi nào?
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
Như vậy, thời hiệu hưởng quyền dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
- Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
- Quyền dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ xác lập quyền dân sự gồm các căn cứ nào?
Căn cứ xác lập quyền dân sự được quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
- Hợp đồng.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu tài sản.
- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
- Thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Theo đó, tại Điều 10 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự như sau:
- Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
- Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật Dân sự 2015 thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng xác định thế nào?
- Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào? Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?
- Liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy là gì? Điều kiện thực hiện liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy?
- Danh sách 140 nhiệm vụ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57? Toàn văn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị?
- Người điều khiển xe gắn máy không có còi từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?