Thời hạn xem xét cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp là bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bằng hình thức nào?
- Thời hạn xem xét cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp là bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng điều kiện gì về kho, bãi chứa?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bằng hình thức nào?
Hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn xem xét cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hạn xem xét cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
...
Theo quy định, đối với Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Như vậy, tổng thời gian để Bộ Công Thương xem xét cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp là tầm khoảng 14 ngày.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng điều kiện gì về kho, bãi chứa?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải có kho, bãi phục vụ kinh doanh đáp ứng điều kiện sau đây:
(1) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2.
Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m;
Có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
(2) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
(3) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê;
Phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?