Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định như thế nào?
- Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định như thế nào?
- Người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển chịu trách nhiệm về những mất mát nào?
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định thế nào?
Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Công ước về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 quy định về thời hạn trách nhiệm như sau:
Thời hạn trách nhiệm
1. Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa, theo Công ước này, bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng.
2. Theo Mục 1 của Điều này, người chuyên chở được coi là chịu trách nhiệm về hàng hóa:
a. Kể từ khi người chuyên chở đã nhận hàng từ:
(i) Người gửi hàng hoặc một người thay mặt người gửi hàng, hoặc
(ii) Một cơ quan hoặc người thứ ba khác mà theo luật pháp hoặc quy định ở cảng xếp hàng, hàng hóa phải được trao cho họ để gửi đi.
b. Cho đến khi người chuyên chở đã giao hàng:
(i) Bằng cách chuyển giao hàng cho người nhận, hoặc
(ii) Trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ người chuyên chở, bằng cách đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người nhận hàng, phù hợp với hợp đồng hoặc luật lệ hay tập quán buôn bán mặt hàng đó tại cảng dỡ, hoặc
(iii) Bằng cách chuyển giao cho một cơ quan hoặc cho một người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc quy định áp dụng ở cảng dỡ, hàng hóa phải được chuyển giao cho họ.
3. Trong Mục 1 và 2 của Điều này, khi nói đến người chuyên chở hoặc người nhận hàng, ngoài người chuyên chở hoặc người nhận hàng ra, còn có nghĩa là nói đến cả người làm công hay đại lý của họ.
Theo quy định trên, trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng.
Vận tải bằng đường biển (Hình từ Internet)
Người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển chịu trách nhiệm về những mất mát nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Công ước về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 quy định về cơ sở trách nhiệm như sau:
Cơ sở trách nhiệm
1. Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người chuyên chở theo quy định của Điều 4, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng bản thân mình, những người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó.
...
Theo đó, người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng.
Nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người chuyên chở, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng bản thân mình, những người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó.
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Công ước về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 quy định về giới hạn trách nhiệm như sau:
Giới hạn trách nhiệm
1. a. Trách nhiệm của người chuyên chở về thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng theo những quy định của Điều 5 được giới hạn bằng số tiền tương đương 835 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc đơn vị chuyên chở khác hoặc tương đương 2,5 đơn vị tính toán cho mỗi kilogram trọng lượng cả bao bì của hàng hóa bị mất mát hoặc bị hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.
b. Trách nhiệm của người chuyên chở về việc chậm giao hàng theo những quy định của Điều 5 được giới hạn bởi số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả theo quy định của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.
c. Trong mọi trường hợp, tổng trách nhiệm của người chuyên chở theo tiểu mục (a) và (b) của mục này không được vượt quá giới hạn trách nhiệm được xác định theo tiểu mục (a) của mục này đối với trường hợp tổn thất toàn bộ hàng hóa mà người chuyên chở có trách nhiệm.
2. Để tính toán số tiền nào lớn hơn theo Mục 1 (a) của Điều này, những quy tắc sau đây được áp dụng:
a. Nếu container, pallet hay công cụ vận tải tương tự được dùng để đóng hàng, những kiện hoặc những đơn vị chuyên chở khác liệt kê trong vận đơn, nếu vận đơn được cấp, hoặc trong bất cứ chứng từ nào làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải đường biển và được đóng trong công cụ vận tải đó, đều được coi là những kiện hoặc những đơn vị chở hàng. Ngoài cách nói trên, những hàng hóa chứa trong công cụ vận tải đó chỉ được coi là một đơn vị chuyên chở.
b. Trong những trường hợp mà bản thân công cụ vận tải bị mất hoặc hư hỏng, công cụ vận tải đó được coi là một đơn vị chuyên chở riêng biệt, nếu nó không do người chuyên chở sở hữu hoặc cung cấp.
3. Đơn vị tính toán là đơn vị tính toán nói ở Điều 26.
4. Người chuyên chở và người gửi hàng có thể thỏa thuận quy định những giới hạn trách nhiệm vượt quá các giới hạn quy định của Mục 1.
Như vậy, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?