Thời hạn trả lời kết quả giám định tỷ lệ thương tật là bao lâu, người yêu cầu có thể yêu cầu thời gian trả kết quả được không?
Trưng cầu giám định tư pháp được quy định như thế nào?
Theo khoản 15 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về việc trưng cầu giám định tư pháp như sau:
- Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
- Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
+ Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
+ Tóm tắt nội dung sự việc;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+ Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+ Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
- Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.
- Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đối với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
- Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định.
Trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức mà việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả giám định hoặc kéo dài thời gian giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định.
Tổ chức chủ trì có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai việc giám định chung và thực hiện giám định phần nội dung chuyên môn của mình.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định; đối với tổ chức phối hợp thực hiện giám định thì còn phải gửi văn bản cử người giám định cho tổ chức chủ trì việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì phải tổ chức ngay việc giám định sau khi nhận được văn bản cử người của tổ chức phối hợp thực hiện giám định. Việc giám định trong trường hợp này được thực hiện theo hình thức giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết
Giám định tỷ lệ thương tật
Thời hạn trả lời kết quả giám định tỷ lệ thương tật là bao lâu, người yêu cầu có thể yêu cầu thời gian trả kết quả được không?
Theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:
- Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
- Người yêu cầu giám định có quyền:
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
+ Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
+ Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
- Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
+ Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
- Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Theo đó, người yêu cầu giám định tư pháp có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu.
Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung nào?
Theo khoản 15 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
“Điều 25. Trưng cầu giám định tư pháp
[...]
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
c) Tóm tắt nội dung sự việc;
d) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
đ) Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
e) Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.”
Theo đó, trong quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
- Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
- Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
- Tóm tắt nội dung sự việc;
- Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
- Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
- Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?