Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Muộn nhất là trong bao lâu?

Khoản thanh toán nước ngoài cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa thì thời hạn thanh toán muộn nhất là trong bao lâu? Và khi khách yêu cầu thanh toán thì sẽ đối chiếu vào chứng từ nào? Ngày hợp đồng, ngày hóa đơn hay ngày trên tờ khai thông quan?

Nghĩa vụ thanh toán hàng hóa là của ai?

Căn cứ Điều 54 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định nghĩa vụ thanh toán hàng hóa như sau:

"Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng."

Do đó, nghĩa vụ thanh toán hàng hóa là của bên mua hàng.

Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu

Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối với bên giao hàng hóa có nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 35; Điều 37; Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ đối với bên giao hàng như sau:

*Điều 35. Địa điểm giao hàng

- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

*Điều 37. Thời hạn giao hàng

- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

*Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

- Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

+ Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

+ Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

+ Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

- Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Khoản thanh toán nước ngoài cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa thì thời hạn thanh toán muộn nhất là trong bao lâu?

Hiện tại chưa có quy định về thời hạn thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu cho nước ngoài, vấn đề này là thỏa thuận giữa các bên.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2016/TT-NHNN (Điều này được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2016/TT-NHNN) việc thanh toán này được ngân hàng nhà nước quản lý và quy định về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp như sau:

- Các khoản vay tự vay tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.

- Việc mở và sử dụng tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài, chuyển tiền trả nợ khoản vay nước ngoài và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thực hiện theo các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng.

- Ngày rút vốn của Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:

+ Ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

+ Ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.

- Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:

+ Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;

+ Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.

- Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.

Xuất nhập khẩu hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu theo Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là gì?
Pháp luật
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa không?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Muộn nhất là trong bao lâu?
Pháp luật
Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất nhập khẩu hàng hóa
28,006 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất nhập khẩu hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập khẩu hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào