Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Kinh phí làm Thẻ được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương.
Theo đó, thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là 05 năm kể từ ngày được cấp.
Thời hạn sử dụng thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2024/TT-BCT có quy định về việc thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương như sau:
Thu hồi Thẻ
1. Thủ trưởng cơ quan gửi văn bản về Thanh tra Bộ Công Thương đề nghị thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cùng hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp sau đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:
a) Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không được tiếp tục giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc nghỉ hưu, thôi việc, chết hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cấp Thẻ;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc trong hoạt động công vụ;
c) Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực;
d) Bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích;
đ) Bị cơ quan, người có thẩm quyền kết luận có hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra năm 2022;
e) Thẻ hết thời hạn sử dụng.
2. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương ban hành quyết định thu hồi Thẻ.
3. Người bị thu hồi Thẻ có trách nhiệm trả lại Thẻ cho cơ quan chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Thẻ. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thu hồi, tiêu hủy bằng hình thức phù hợp đối với những trường hợp Thẻ bị thu hồi và thông báo bằng văn bản về Thanh tra Bộ.
4. Người bị thu hồi Thẻ quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này chỉ được xem xét cấp Thẻ sau 02 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi Thẻ.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan gửi văn bản về Thanh tra Bộ Công Thương đề nghị thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cùng hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp sau đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:
- Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không được tiếp tục giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc nghỉ hưu, thôi việc, chết hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cấp Thẻ;
- Bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc trong hoạt động công vụ;
- Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực;
- Bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích;
- Bị cơ quan, người có thẩm quyền kết luận có hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra năm 2022;
- Thẻ hết thời hạn sử dụng.
Như vậy, được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành vi phạm những trường hợp trên đây thì sẽ bị thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Theo đó, việc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được pháp luật quy định bao gồm:
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hằng năm.
- Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo tới các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Kế hoạch mở lớp và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách tham gia bồi dưỡng.
- Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và những đối tượng khác tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành gồm:
+ Quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;
+ Cập nhật những quy định mới của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Những quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?