Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính lần 2 là bao lâu? Những khiếu nại quyết định hành chính nào không được giải quyết?
Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính lần 2 là bao lâu?
Căn cứ Điều 33 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, thời hạn khiếu nại quyết định hành chính lần 2 là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý.
Lưu ý: Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính lần 2 là bao lâu? Những khiếu nại quyết định hành chính nào không được giải quyết? (Hình từ Internet)
Những khiếu nại quyết định hành chính nào không được giải quyết?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy định những khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết gồm:
(1) Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới;
Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
(2) Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
(3) Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
(4) Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
(5) Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
(6) Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
(7) Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
(8) Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
(9) Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Như vậy, những khiếu nại quyết định hành chính thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không được xem xét thụ lý giải quyết.
Khi giải quyết khiếu nại quyết định hành chính lần 2 có tổ chức đối thoại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Khiếu nại 2011 thì trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.
Việc tổ chức đối thoại thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Khiếu nại 2011. Cụ thể:
- Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
- Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức có phải kê khai tài sản của con chưa thành niên không? Công chức phải kê khai các loại tài sản, thu nhập nào?
- Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm? Số tăng thu của ngân sách địa phương phải nộp về đâu?
- Mẫu đơn xin nhận thầu dịch vụ khi tham gia đấu thầu qua mạng là mẫu nào? Tham gia đấu thầu qua mạng nhà thầu có trách nhiệm gì?
- Công nghiệp bán dẫn là gì? Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là gì trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?
- Khi người bị cưỡng chế thu hồi đất từ chối nhận tài sản thì cơ quan nào được giao tài sản để thực hiện bảo quản?