Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng?

Xin hỏi, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không? Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng? Câu hỏi của bạn M.K (Cần Thơ).

Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không?

Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được quy định tại Điều 2a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:

Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
1. Năng lượng.
2. Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
4. An toàn kỹ thuật công nghiệp.
5. An toàn thực phẩm.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
7. Thương mại điện tử.
8. Quản lý thị trường.
9. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Xúc tiến thương mại.
11. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:

- Năng lượng.

- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.

- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

- An toàn kỹ thuật công nghiệp.

- An toàn thực phẩm.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Thương mại điện tử.

- Quản lý thị trường.

- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xúc tiến thương mại.

- Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương trong an toàn thực phẩm

Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng?

Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại Điều 14a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:

Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 03 tháng đối với các trường hợp quy định tại Điều 2a của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này. Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương quy định tại Điều 2a của Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
b) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Bộ Công Thương, Sở Công Thương nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.

Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa 03 tháng, trừ trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;

Trong quản lý an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý về an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:

- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

- Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);

- Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

Giám định tư pháp Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giám định tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức giám định tư pháp công lập bao gồm những gì? Giám định lại trong trường hợp nào và ai có quyền quyết định việc giám định lại?
Pháp luật
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện không? Người yêu cầu giám định tư pháp có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Ai là người có nghĩa vụ lập hồ sơ giám định tư pháp? Hồ sơ giám định bao gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Người yêu cầu giám định tư pháp có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có bắt buộc phải có trình độ đại học không?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được độc lập đưa ra kết luận giám định theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trong một vụ việc vừa yêu cầu giám định tư pháp về cấp tín dụng và hoạt động nhận tiền gửi thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Người yêu cầu giám định tư pháp cung cấp không đầy đủ tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giám định viên tư pháp từ chối giám định khi thời gian không đủ để thực hiện giám định có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định tư pháp
526 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào