Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
- Những vị trí công tác nào trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức cán bộ phải định kỳ chuyển đổi?
- Có thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu không?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1742/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với các vị trí công tác nêu tại Điều 3 Quyết định này là từ đủ 02 năm đến 05 năm tính từ ngày văn bản giao nhiệm vụ có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải là từ đủ 02 năm đến 05 năm tính từ ngày văn bản giao nhiệm vụ có hiệu lực.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải là bao lâu? (Hình từ Internet)
Những vị trí công tác nào trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức cán bộ phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 1742/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về danh mục các vị trí công tác định kỳ phải chuyển đổi như sau:
Danh mục các vị trí công tác định kỳ phải chuyển đổi
...
2. Vị trí công tác trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức cán bộ, gồm:
a) Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
b) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế;
d) Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp;
đ) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
e) Phân bổ ngân sách đào tạo;
g) Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động.
3. Vị trí công tác trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gồm:
a) Hoàn thuế, quyết toán thuế; quản lý và cấp phát ấn chỉ;
b) Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Thực hiện nghiệp vụ kế toán, kho quỹ;
d) Xử lý công nợ; thẩm định, định giá trong đấu giá.
...
Như vậy, những vị trí công tác trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức cán bộ phải định kỳ chuyển đổi, gồm:
(1) Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
(2) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
(3) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế;
(4) Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp;
(5) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
(6) Phân bổ ngân sách đào tạo;
(7) Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động.
Có thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu không?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 1742/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về nguyên tắc, phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Nguyên tắc, phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác: thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
2. Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác: thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Điều 37 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2019/NĐ-CP).
3. Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
a) Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
b) Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?